X

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 4: Văn bản nghị luận (có đáp án) - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 4: Văn bản nghị luận hay nhất, có đáp án và lời giải chi tiết, được biên soạn bám sát chương trình sgk Ngữ văn 6 Cánh diều sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm và từ đó học tốt môn Ngữ văn 6 hơn.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 4: Văn bản nghị luận - Cánh diều




Trắc nghiệm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Câu 1: Khi nhắc tới những lần Nguyên Hồng khóc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ và liệt kê.

B. Điệp từ, cấu trúc và liệt kê.

C. So sánh và liệt kê.

D. Nhân hóa và liệt kê.

Câu 2: Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng?

A. Bố trăng hoa, nghiện ngập lúc Nguyên Hồng 12 tuổi.

B. Mẹ bị gia đình chồng ghét bỏ.

C. Mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực.

D. Bố nghiện ngập rồi mất từ lúc Nguyên Hồng 12 tuổi.

Câu 3: Chọn đáp án thể hiện những biểu hiện về "chất lao động" của Nguyên Hồng.

A. Trong hình dáng và lối sinh hoạt.

B. Trong hình dáng và cách uống rượu.

C. Trong cách ăn mặc và cách uống rượu.

D. Trong cách ăn mặc và hình dáng.

Câu 4: Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Nhan đề của văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ chính là nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6: Nguyên Hồng là ai?

A. Một nhà văn

B. Nhà cách mạng

C. Chính trị gia

D. Họa sĩ

Câu 7: Trong đoạn đầu văn bản, tác giả khắc họa Nguyên Hồng là một người như thế nào?

A. Hài hước

B. Mạnh mẽ

C. Dễ xúc động

D. Khôn ngoan

Câu 8: Tác phẩm Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đăng Mạnh

C. Bình Nguyên

D. Đinh Nam Khương

Câu 9: Tác phẩm Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ được trích từ?

A. Nhà văn, tư tưởng và phong cách

B. Lịch sử văn học Việt Nam

C. Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh

D. Nguyên Hồng và Hải Phòng

Câu 10: Theo tác phẩm Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ Nguyên Hồng không khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Vẻ đẹp của một bài ca dao

Câu 1: Theo tác giả, bài ca giao có mấy cái đẹp? Nêu tên những cái đẹp đó.

A. Có 2 cái đẹp: Cánh đồng, cô gái ngắm đồng.

B. Có 2 cái đẹp: Cánh đồng, chẽn lúa.

C. Có 3 cái đẹp: Cánh đồng, chẽn lúa, cô gái ngắm đồng.

D. Có 3 cái đẹp: Cánh đồng, bầu trời, cô gái ngắm đồng.

Câu 2: Tác giả có đồng ý với quan điểm chia tác phẩm thành 2 câu đầu và 2 câu sau để phân tích không?

A. Có, dựa trên nội dung.

B. Không, dựa trên nội dung.

C. Không, dựa trên hình thức.

D. Có, dựa trên hình thức.

Câu 3: Việc miêu tả chẽn lúa trong mối quan hệ so sánh với cô gái, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

A. Cô gái e thẹn khép mình như chẽn lúa.

B. Cô gái mong manh như chẽn lúa.

C. Cô gái căng tràn sức sống như chẽn lúa.

D. Cô gái hòa mình với thiên nhiên như chẽn lúa.

Câu 4: Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Hoàng Tiến Tựu là tác giả của Vẻ đẹp của một bài ca dao

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6: Tác giả của bài Vẻ đẹp của một bài ca dao quê ở đâu?

A. Hà Nội

B. Thanh Hóa

C. Nghệ An

D. Hải Phòng

Câu 7: Thể loại của bài Vẻ đẹp của một bài ca dao là nghị luận xã hội.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8: Phương thức biểu đạt của bài Vẻ đẹp của một bài ca dao là nghị luận.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Bài Vẻ đẹp của một bài ca dao được trích từ đâu?

A. Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

B. Bình giảng ca dao

C. Đất nước

D. Dòng sông xanh

....................................

....................................

....................................

Xem thêm Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 sách Cánh diều có đáp án hay khác: