X

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 6: Truyện (có đáp án) - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 6: Truyện hay nhất, có đáp án và lời giải chi tiết, được biên soạn bám sát chương trình sgk Ngữ văn 6 Cánh diều sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm và từ đó học tốt môn Ngữ văn 6 hơn.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Truyện - Cánh diều




Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1: Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình

Câu 2: Trước cái chết của Dế Choắt, thái độ của Dế Mèn?

A. Buồn thương, sợ hãi

B. Buồn thương và ăn năn hối hận

C. Than thở, buồn phiền

D. Nghĩ ngợi, cảm động

Câu 3: Đoạn trích sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

         Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

         Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

         Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đẩu thiên hạ rồi.

A. Nghệ thuật miêu tả

B. Nghệ thuật kể chuyện

C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ

D. Nghệ thuật tả người

Câu 4: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Bài học đường đời đầu tiênmiêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, cuối cùng cũng hối hận và rút ra được bài học cho mình.

A. Đúng

B. Sai

Câu 6: Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Du

C. Tô Hoài

D. Phạm Tiến Duật

Câu 7: Bài học đường đường đời đầu tiên được trích từ?

A. Đất rừng phương Nam

B. Quê ngoại

C. Dế Mèn phiêu lưu kí

D. Tuyển tập Tô Hoài

Câu 8: Qua đoạn trích, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

A. Tự tin, dũng cảm

B. Tự phụ, kiêu căng

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người

D. Hung hăng, xốc nổi

Câu 9: Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người

D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Câu 10: Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Câu 11: Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn?

A. Gọi bạn là Dế Choắt

B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Câu 12: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi

B. Thương và ăn năn hối hận

C. Than thở và buồn phiền

D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 13: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 14: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 15: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1: So với những truyện cổ dân gian đã học, em có nhận xét về phương thức miêu tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Không xuất hiện

B. Xuất hiện ít hơn

C. Xuất hiện nhiều hơn

D. Tương tự như ở những truyện khác

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích này là gì?

A. Tăng tiến, tượng trưng

B. So sánh, liệt kê

C. Tăng tiến, liệt kê

D. Hoán dụ, tăng tiến

Câu 3: Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật

B. Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả

C. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm

D. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử

Câu 4: Nhận định nào về hình thức nghệ thuật của Ông lão đánh cá và con cá vàngkhông chính xác?

A. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, biện pháp lặp góp phần quan trọng vào việc làm nổi bật chủ đề của truyện, phẩm chất tác phẩm

B. Kịch tính của tác phẩm mỗi lúc một cao hơn, không có thoái trào, không có nút gỡ, đỉnh điểm của kịch tính là lúc mụ vợ ông lão quay về điểm xuất phát ban đầu của số phận

C. Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

D. Cũng như thời gian, địa điểm, các nhân vật ông lão, mụ vợ, con cá vàng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng đều không có tên riêng, không xác định được cụ thể, đó chính là tính phiếm chỉ của truyện

Câu 5: Biển trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có phải là một nhân vật không?

A. Có

B. Không

Câu 6: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được khép lại bằng hình ảnh mụ vợ của ông lão đánh cá lại ngồi bên túp lều nát và cái máng lợn sứt. Đó có phải là kết thúc có hậu không?

A. Có hậu

B. Không phải kết thúc có hậu

Câu 7: Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện?

A. Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện diễn ra

B. Để tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến sự việc

C. Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự của câu chuyện

D. Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại

Câu 8: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người?

A. Nga

B. Đan Mạch

C. Trung Quốc

D. Việt Nam

Câu 9: Mô tip chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó

B. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị

C. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc

D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu

Câu 10: Yếu tố cơ bản làm nên sự hấp dẫn của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Nhân hóa

B. Cường điệu

C. Lặp

D. Kịch tính

Câu 11: Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?

A. Chung một cấu trúc ngữ pháp

B. Có rất nhiều cách thể hiện các lời thoại khác nhau

C. Chung một lời thoại cho mỗi lần đối thoại

D. Các cuộc đối thoại đều diễn ra với những mẩu lộn xộn

Câu 12: Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?

A. Chung một cấu trúc ngữ pháp

B. Có nhiều cách thẻ hiện lời thoại khác nhau

C. Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật

D. Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn

....................................

....................................

....................................

Xem thêm Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 sách Cánh diều có đáp án hay khác: