Lẵng quả thông - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo


Tác giả tác phẩm: Lẵng quả thông - Ngữ văn lớp 6

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Lẵng quả thông Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Lẵng quả thông.

Lẵng quả thông - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả

- Pao-tốp-xơ-ki (1892-1968), tên đầy đủ của ông là Công-xơ-tan-tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki (Konstantin Paustovsky)

- Ông sinh tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga

- Hoàn cảnh gia đình: Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc CossackZaporizhia, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan vì vậy gia đình nhà Paustovsky sử dụng cùng lúc ba thứ tiếng, tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Ukraina. Konstantin lớn lên ở Ukraina, ông học trung học tại Kiev và là bạn cùng lớp của Mikhail Bulgakov. Học được một thời gian thì bố của Paustovsky rời bỏ gia đình và ông phải đi làm gia sư thêm để có tiền ăn học.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Các tác phẩm của Pao-tốp-xơ-ki chinh phục người đọc bằng lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ.

+ Truyện của ông đánh thức trong chúng ta những rung động tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga.

- Các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt:

Truyện ngắn Pauxtốpxki, Hà Nội, 1962.

Mưa trong bình minh, Đỗ Khánh Hoan dịch Sài Gòn.

Gió Bốn Phương xuất bản, 1966.

Chiếc nhẫn bằng thép, Nguyễn Thuỵ Ứng và Vũ Quỳnh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Kim Đồng, 1973.

Vịnh mõm đen, Nguyễn Hải Hà dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên, 1978 (Vịnh Kara-Bugaz, Кара-Бугаз, 1932)

Lẵng quả thông - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ: Trích Chiếc nhẫn bằng thép Nguyễn Thuỵ Ứng và Vũ Quỳnh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Kim Đồng

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt:

Đa- ni đi xem buổi hòa nhạc ngoài trời ở công viên thành phố cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ. Tại đây cô vô cùng bất ngờ, xúc động, khi được thưởng thức bản nhạc của nhà soạn nhạc tài ba E-đơ-va Gờ ríc viết tặng mình, là món quà mà mười năm trước ông hứa sẽ tặng cô. Cô vô cùng biết ơn và trân trọng món quà này nó đã mở ra cho cô biết bao điều kì diệu đẹp đẽ giúp cô yêu thương và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

Lẵng quả thông - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

6. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “như những giấc mộng”: Đa – ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc cùng cô Mac -đa và chú Nin – xơ

Đoạn 2: Còn lại: Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình.

7. Giá trị nội dung:

- Ca ngợi giá trị đích thực của âm nhạc, mở ra cho ta niềm tin yêu hạnh phúc với cuộc sống. Âm nhạc có tác dụng gắn kết con người với nhau, giúp chúng ta biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn thu hút người đọc

- Lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ.

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu phù hợp với đối học sinh

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Đa-ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc

- Hoàn cảnh: Năm 18 tuổi, Đa-ni học xong trung học. Cha cô cho phép cô về chơi với bà Mac – đa → Bà Mac – đa muốn đưa Đa-ni đi xem hòa nhạc

- Ngoại hình Đa – ni: Khuôn mặt trắng xanh, hai bím tóc dài lấp lánh nổi bật với chiếc áo dài nhung đen nổi bật

- Cô cùng với bà Mac – đa và ông Nin – xơ đi đến buổi hòa nhạc, đây là lần đầu tiên cô đi nghe giao hưởng, nên nó tác động đến cô một cách kì lạ

2. Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình

* Tâm trạng của nhân vật Đa – ni

- Ban đầu, cô bất ngờ vô cùng với món quà, cô không ngờ rằng người khách tóc hoa râm năm nay xách hộ cô lẵng thông lại chính là người nghệ sĩ tài ba.

- Cô còn vô tình trách ông là tặng quà lâu.

- Khi nghe những âm thanh của của bản nhạc Đa-ni đã không kìm nổi nước mắt, cô khóc vì biết ơn và khóc vì hạnh phúc.

- Đa -ni còn rất buồn bã khi biết rằng người nghệ sĩ tài ba đó đã mất rồi, cô ước rằng ông ấy còn sống để mình có thể bày tỏ tình cảm thiêng liêng của mình với ông

→ Bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng cô, đã giúp cô hiểu hơn về cuộc sống, trân trọng biết ơn và yêu thương cuộc sống này nhiều hơn.

* Giai điệu của bản nhạc

- Tiếng tù và mục đồng trầm bổng buổi sáng sớm.

- Giai điệu như lớn dần, cao dần, rồi ào ào như gió thổi qua

- Bỗng chuyển thành âm thanh tiếng chuông rừng chen chúc, tiếng chim hót trong không trung, tiếng trẻ con hú nhau, thành bài hát ca ngợi cô gái mà chàng trai vừa ném vào cửa sổ lúc rạng đông.

- Bản nhạc còn gọi cô đi theo nó đến xứ xở, nơi không có nỗi buồn nào làm nguội lạnh được tình yêu. Nơi không có ai cướp giật hạnh phúc của nhau, nơi mặt trời rực rỡ như chiếc mũ miện trên làn tóc của một bà tiên nhân từ trong truyện cổ tích.

→ Bản nhạc không chỉ là giai điệu đơn thuần nó còn mở ra cho ta cuộc sống bất tận, giúp ta biết ơn, trân trọng và hạnh phúc với cuộc sống mà ta đang may mắn có được.

→ Âm nhạc có tác dụng gắn kết con người với nhau, giúp chúng ta biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia.

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay: