Top 30 Kể một câu chuyện tưởng tượng
Tổng hợp các bài văn Kể một câu chuyện tưởng tượng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 30 Kể một câu chuyện tưởng tượng
Kể một câu chuyện tưởng tượng - mẫu 1
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin kể lại câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng của em.
Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ xấp xỉ tuổi sáu mươi, còn người con gái chỉ độ chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.
Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.
Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:
- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:
- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.
- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!
- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.
Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.
Bài nói của em đến đây là kết thúc, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của cô và các bạn trong lớp.
Kể một câu chuyện tưởng tượng - mẫu 2
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin kể lại câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng của em.
Bình minh đã bắt đầu le lói phía trời Đông. Những tia nắng hồng rực rỡ báo hiệu một ngày mới. Một tia nắng tinh nghịch nhẹ nhàng lay gọi bông Hồng Nhung dậy muộn. Hồng Nhung khẽ chớp chớp hàng mi ngái ngủ. Những giọt sương đêm long lanh lăn tròn trên những cánh hoa đỏ thắm. Bông hoa ngẩng cao đầu, quay mình bốn phía rồi mỉm cười nhớ lại giấc mơ đêm qua. Ôi! Giấc mơ thật đẹp!
... Mặt trời lặn đã lâu, khu vườn chìm trong bóng đêm dịu dàng, yên tĩnh. Đang thiu thiu ngủ, chợt Hồng Nhung cảm thấy lâng lâng như được nhấc bổng lên cao. Hóa ra là chị Mây Trắng bồng bềnh vừa sà xuống. Chị hôn nhẹ vào đôi má mịn màng của Hồng Nhung rồi thì thầm: Em đi chơi với chị nhé! Ngồi trong lòng chị Mây Trắng, cô bé Hồng Nhung rực rỡ như một đốm lửa hồng.
Nương theo làn gió nhẹ, chị Mây đưa Hồng Nhung bay qua một cánh đồng bát ngát lúa xanh, nhấp nhô như sóng biển. Lá lúa đung đưa trong gió như những cánh tay vẫy gọi, mời mọc Hồng Nhung hãy ghé chơi và thưởng ngoại vẻ đẹp của đồng quê. Lần đầu tiên được nhìn hàng ngàn, hàng vạn khóm lúa tươi tốt mọc san sát bên nhau, Hồng Nhung thích lắm. Cô bé khoan khoái hít căng lồng ngực hương thơm ngan ngát của lúa làm đòng. Không ghé thăm được, Hồng Nhung gửi xuống cho các bạn một nụ hôn thay lời chào thân ái.
Cuộc hành trình tiếp tục. Loáng một cái, trước mắt Hồng Nhung hiện ra một bãi cỏ bao la, ngào ngạt mùi thơm cỏ mật. Âm thanh réo rắt văng vẳng đâu đây. À thì ra là tiếng sáo của mấy chú mục đồng cưỡi trên lưng những con trâu béo mượt đang ung dung gặm cỏ. Cảnh đẹp như tranh. Hồng Nhung xuýt xoa khen ngợi và say mê nhìn ngắm mãi.
Chị Mây Trắng đưa Hồng Nhung ra thăm biển. Quen sống trong khu vườn nhỏ nên Hồng Nhung rợn ngợp trước cảnh trời nước mênh mông. Cô bé sung sướng thốt lên: Biển rộng quá chị Mây Trắng nhỉ! Ôi! Biển mới đẹp làm sao! Dưới mắt Hồng Nhung, biển xanh thăm thẳm. Những cánh buồm trắng, buồm nâu giống như những cánh bướm khổng lồ chập chờn trên sóng nước. Chị Mây Trắng mỉm cười nói với Hồng Nhung: Có nhiều cảnh đẹp kì diệu hơn nữa, cô bé ạ!
Vượt qua đại dương, chị Mây Trắng đưa Hồng Nhung đến xứ sở của những Kim tự tháp Ai Cập sừng sững trên sa mạc với những bức tượng nhân sư bằng đá uy nghiêm canh giữ lối vào. Rồi đến với tháp Epphen cao vút, ngạo nghễ giữa trời xanh; tháp nghiêng Pida đồ sộ và cổ kính ... Mỗi kì quan có một vẻ đẹp khác nhau khiến Hồng Nhung mải mê ngắm nhìn không chán mắt.
Bỗng cô bé reo lên: "Chị Mây Trắng ơi, chúng ta đến thăm khu vườn cổ tích đi!". Chị Mây Trắng gật đầu đồng ý. Chẳng mấy chốc, hai chị em đã tới khu công viên nổi tiếng. Tuyệt vời làm sao! Trên mặt đất cả một rừng hồng đang tỏa hương, khoe sắc. Hồng trắng, hồng đỏ, hồng vàng ... loại nào cũng đẹp! Chúng vây quanh nàng công chúa ngủ trong rừng. Nàng đẹp vẻ đẹp ngây thơ, trong trắng như một thiên thần. Tòa lâu đài, rừng cây cổ thụ, con đường mòn dẫn tới lâu đài ... Tất cả đều như mơ, như thực, đưa du khách vào cõi thần tiên. Và kìa, nàng Bạch Tuyết với bảy chú lùn dễ thương đang quây quần nhảy múa. Hồng Nhung và chị Mây Trắng ghé xuống tham dự cuộc vui với họ. Nàng Bạch Tuyết âu yếm đặt Hồng Nhung lên ngực áo trắng muốt của mình. Hồng Nhung biết rằng, bên cạnh nàng Bạch Tuyết, mình sẽ đẹp lên rất nhiều.
Hai chị em đã đến tận Thiên Đình. Tây Vương Mẫu đang mở hội thi hoa. Chị Mây Trắng khuyên Hồng Nhung nên tham dự. Cô bé e thẹn chối từ vì thấy quanh mình là hàng trăm loài hoa muôn hồng, ngàn tía. Mọi người xúm lại khuyến khích nên Hồng Nhung đồng ý và cô bé không ngờ rằng mình lại được bầu làm hoa hậu của các loài hoa. Hồng Nhung rất sung sướng nhưng cô bé vẫn khiêm tốn nghĩ rằng mình chỉ là một vẻ đẹp trong muôn ngàn vẻ đẹp, một hương thơm trong hàng vạn hương thơm.
Cuộc du ngoạn thế giới của hai chị em kết thúc tốt đẹp. Trở về khu vườn quen thuộc, Hồng Nhung mừng rỡ gặp lại các bạn thân yêu. Hồng Nhung cảm ơn chị Mây Trắng đã giúp mình hiểu biết về thế giới rộng lớn xung quanh ...
Hồng Nhung thấy xao xuyến trong lòng. Lát nữa, cô bé sẽ kể cho tất cả các bạn nghe về giấc mơ đẹp đẽ đêm qua. Những cánh đồng đỏ thắm rung rinh như muốn nói: Các bạn ơi! Cuộc sống quanh ta đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy!
Kể một câu chuyện tưởng tượng - mẫu 3
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin kể lại câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng của em.
Hôm ấy ở trên lớp, tôi được học bài thơ "Đồng chí” của Chính Hữu Bài thơ thật hay và ý nghĩa. Nó nhanh chóng chiếm được thiện cảm trong tôi. Buổi tối, tôi lấy sách ra học thuộc bài thơ. Đọc mãi... đọc mãi... tôi bỗng ngáp dài. Tôi thiếp đi, chìm vào giấc ngủ. Và tôi đã mơ một giấc mơ thật kì lạ, được gặp và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.
Giấc mơ đưa tôi đến một khu rừng đen kịt thật heo hút, xa lạ. Nơi đây mới vắng vẻ làm sao. Tôi giật mình ngơ ngác giữa không gian mù mịt và những ngọn lửa cháy bập bùng nơi xa tít. Không biết đây là đâu? Tôi hoang mang, lo sợ. Tôi giật bắn người khi có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Tôi quay người lại. Trước mắt tôi là môt chú bộ đội ăn vận với bộ quần áo rách vá. Khuôn mặt chú vuông vắn và đầy nghiêm nghị nhưng nước da lại xám vàng nên trông chú thật khắc khổ, Chú hỏi tôi với giọng nói ân cần:
- Cháu đi đâu mà lạc vào đây? Có biết đây là chiến trường ác liệt không? Nơi chỉ dành cho chiến tranh, cho nghững người lính?Tôi trả lời chú:
- Cháu chẳng biết đây là đâu cả. Chú giúp cháu trở về nhé. Nhưng... hình như cháu đã gặp chú ở đâu rồi hay sao mà nhìn chú quen thế?Chú mỉm cười và nói: "Chú là Nguyễn Hữu Việt, là chiến sĩ giải phóng quân Việt Bắc. Các chú đang chiến đấu chống lại thực dân Pháp. Cháu nhìn quang cảnh nơi đây mà xem, những cánh rừng bạt ngàn màu xanh nơi đã chôn xác bao kẻ thù và cả các đồng đội của chú. Những thân cây đầy dấu vết của đạn bom. Những hố bam khổng lồ- vết tích của chiến tranh. Giọng chú bùi ngùi khi vừa kể vừa chỉ cho tôi xem toàn cảnh xung quanh.Và cháu hãy hướng con mắt về phía đằng xa kia, cháu sẽ binh đoàn của các chú đang đóng quân."
Chú ấy dẫn tôi từ từ tiến doanh trại. Tôi lễ phép chào hỏi các chú chiến sĩ giải phóng quân. Nhìn các chú thật lạ. Quân trang thì mỗi người một kiểu, phần lớn mặc quần áo nâu, chân thì không có giầy. Mà áo có lành lạnh lặn gì cho cam vá chằng vá đụp. Tất cả mọi ngườ cười nói vui vẻ bên đống lửa .Các chú mời tôi cùng ăn bữa tối. Nói bữa tối cho sang chứ chỉ có nồi cháo loãng với ít rau rừng.Nghĩ mà thương các chú. Vừa ăn tôi vừa nhìn các chú.Thật lạ, tôi thấy các chú ai cũng có màu da giống nhau: Màu xám tái và chưa kể đa số đều cạo đầu. Trời về đêm trở lên lạnh chú Việt lấy chiếc chăn khoác lên mình tôi. Ngoài tôi, chẳng thấy chú nào đắp thêm gì lên mình. Họ vẫn cười đùa vui vẻ.
Sau bữa ăn, tôi được chú Việt giải đáp thắc mắc. Đêm rét chỉ có đốt lửa sưởi vì chăn mền không đủ. Muốn giặt quần áo phải ngâm mình dưới suối do trang phục hàu như mỗi người chỉ có một bộ… Đa số các chiến sĩ đều cạo tóc vì như chú Việt nói chấy rận rất nhiều và bệnh sốt rét. Không ít anh em đã chết vì chấy rận, sốt rét rừng quật ngã. Tôi thấy cuộc sống của các chú sao mà khổ quá vậy. Tôi hỏi:
- Chắc cuộc sống của các chú rất vất vả, nhọc nhằn. Các chú chắc gặp nhiều khó khăn lắm?
- Đúng thế. Cuộc sống vất vả lắm. Đói ăn, đói muối, sốt rét rừng, thú dữ hành hạ.- chú vừa nói vừa mỉm cười- Cái nụ cười sao buốt giá. Các chú chiến sĩ khác cũng cười.
Và chú kể tiếp: “Hưởng ứng lời Bác kêu gọi kháng chiến, Các chú ở khắp mọi nơi gia nhập đoàn quân này.” Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, Binh đoàn của với vũ khí thô sơ, có chiến sĩ người Mường chỉ có cung nỏ mà khiến giặc Pháp phải kinh sợ. Do vậy, các chú hầu như ai cũng giỏi võ thuật, đặc biệt là sức chiến đấu bền bỉ, sẵn sàng hi sinh “ . Tôi cảm động với những câu chuyện huyền thoại về những chiến binh mà chú Việt kế như đại đội trưởng trinh sát của bị quân Pháp phục kích, kêu gọi ra hàng nhưng anh đã cùng đại đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi tự sát. Chú Việt bùi ngùi : Rất nhiều đồng đội của chú đã ngã xuống nơi núi rừng Tây Bắc này.
Nghe đến đây tôi thấy thương các chú quá. Ngày ngày các chú vẫn kiên trì bám sát trận địa bất kể mưa hay nắng, đau hay ốm. Các chú đã quá vất vả, gian lao. Tôi đang suy nghĩ thì chú Việt nói tiếp: "Tuy vất vả nhưng chú vẫn thấy hạnh phúc khi được sống, được chiến đấu với các đồng đội của mình. Những người đồng chí từ bốn phương trời đã hội tụ về đây. Bạn bè các chú tay trong tay chia nhau từng cơn ớn lạnh, từng điếu thuốc, từng niềm vui nỗi nhớ... Các chú cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chia nhau những nỗi nhớ, niềm mơ ước. Những ngày tháng đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới giữa rừng, làm sao chú quên được? Các chú vẫn nhìn lên bầu trời rộng mở."Nói xong chú Việt ngân nga vài câu thơ:
Áo anh rách vai
Quần tôi có đôi miếng vá
Chân không giấy
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Vừa ngân nga xong chú Việt đứng lên khoác súng lên vai và bước đi. Tôi đi theo,vừa đi vừa ngắm nghía doanh trại cùng các người lính. Chú Việt đã tới ca trực. Tối đứng lặng nhìn chú và đồng đội đứng gác. Hình ảnh sao mà đẹp quá. Ánh mắt chú sáng lên niềm tin và hi vọng. Các chú chiến đấu vì đất nước. Với lòng quả cảm và quyết tâm, các chú đã vượt lên tất cả, hoàn thanh tốt nhiệm vụ của mình. Và tôi ngước nhìn nên bầu trời. Trăng sao đẹp quá? Trăng như treo trên đầu ngọn súng.
Tôi không cầm được lòng mình. Tôi chạy tới, ôm chầm lấy chú: "Các chú thật kiên cường! Cháu rất khâm phục các chú. Vượt lên tất cả, các chú luôn lo cho đất nước.”. Chú nắm chặt lấy tay tôi: "Chắc chắn là như vậy. Đát nước sẽ sớm hòa bình cháu ạ."
Chú Việt vừa nói tới đây, bỗng từ xa một tiếng nổ lớn vang lên. Tôi choàng tỉnh giấc. nghĩ lại về giấc mơ. tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp của bàn tay chú Việt khi chú nắm tay tôi.
Qua giấc mơ, tôi như hiểu thêm về những ngườ lính bộ độ cụ Hồ anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Con người Việt Nam là vậy, không bao giờ khuất phục trước chiến tranh. Tôi nghĩ về mình. Tôi cũng phải như các chú ấy, luôn cống hiến hết mình cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập để noi gương các chú, đưa dất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, như lời Bác đã dạy.
Kể một câu chuyện tưởng tượng - mẫu 4
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin kể lại câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng của em.
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này.
Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội. Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường.
Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó... Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm... Màu áo xanh của những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi..." tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran... Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường và nhẩm lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm "hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi..." tôi dừng lại không hát nữa nói đúng hơn là nỗi xúc động đã khiến tôi nghẹn lời, không thể cất tiếng. Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung vali tìm kiếm bức ảnh. Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trào dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.
Tôi tiến gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi..! - Tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.
- Trang ... hả?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! - Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây
- Cháu về thăm bác ạ! - Tôi cười tươi rói.
- Thăm bác? Lại xạo rồi! - Bác cười hiền hậu .
- Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng - Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!
- À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.
Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:
- Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức "cô Huyền" tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! Tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô, ôm chầm lấy cô! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều, trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi hỏi:
- Cô không khỏe ạ? - Tôi thắc mắc.
- À...ừ ...! Mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!
Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.
Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày không xa. Chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã được in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.