Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh
Câu hỏi:
1. Theo dõi: Chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu.
- Từ ngữ: “chờn vờn”, “ấp iu”, “thương” …
=> Thể hiện sự tảo tần của người bà và tình yêu thương của người cháu dành cho người bà.
2. Suy luận: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?
- Thể hiện bà là một người bà tần tảo, dịu dàng, giàu yêu thương và luôn quan tâm đến con cháu nhưng đồng thời cũng thể hiện bà là người mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất.
3. Theo dõi: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?
- Hình ảnh “bếp lửa” ở các khổ trước là tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của người bà, là tình yêu thương về gia đình, về quê hương. Còn hình ảnh “bếp lửa” ở khổ thơ này thể hiện về ước mơ, hi vọng, ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.
Nội dung chính:
“Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ là mối quan hệ gắn bó và bổ sung cho nhau. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu.
- Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi qua các khổ thơ là:
+ Khổ 1: thể hiện sự tần tảo sớm hôm, chịu thương, chịu khó của người bà.
+ Khổ 3: ngọn lửa của niềm tin và sự sống, của tình yêu thương gia đình và đất nước vô bờ bến.
+ Khổ 4: thể hiện biết bao ước mơ, hi vọng về tương lai. Ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.