5+ Thảo luận Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt (điểm cao)
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm: Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Thảo luận Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt (điểm cao)
Thảo luận Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt - mẫu 1
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………
Bị bắt nạt ở trường học là điều không ai mong muốn, nhưng có thể một ngày nào đó mình lại trở thành nhân vật chính trong câu chuyện bạo lực học đường. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống không mong muốn này thì phải làm sao? Phải xử lý thế nào cho khéo khi bị bắt nạt ở trường học?
1. Không im lặng bỏ qua khi bị bắt nạt
Khi chúng ta càng hiền thì càng dễ bị bắt nạt, khi càng im lặng bỏ qua thì đối phương sẽ càng được nước lấn tới. Chính vì thế, đừng bao giờ im lặng bỏ qua khi bị bắt nạt ở trường học. Im lặng không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề, bỏ qua cũng không giúp mâu thuẫn được hoá giải, mà chỉ khiến nó tạm thời biến mất nhưng hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào. Nếu cứ mãi im lặng bỏ qua thì xem như chấp nhận rằng mình sẽ mãi mãi là nạn nhân bị bắt nạt ở trường học. Chính vì thế, hãy mạnh dạn đối mặt với đối phương để làm rõ mọi chuyện bằng lời nói và hành động tử tế, chứ đừng bao giờ im lặng bỏ qua.
2. Không dùng bạo lực để đáp trả khi bị bắt nạt
Khi bị bắt nạt ở trường học, chúng ta không nên im lặng bỏ qua, nhưng cũng không nên dùng bạo lực để đáp trả. Nếu im lặng không giúp hoá giải được mâu thuẫn, thì bạo lực lại càng khiến mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn. Đối phương bắt nạt mình thì là đối phương sai, nhưng nếu đáp trả lại bằng bạo lực, động tay động chân, đánh nhau với bạn cùng trường thì chúng ta cũng sai luôn. Tự vệ, phản kháng một cách thiếu bình tĩnh bằng bạo lực sẽ không giúp mỗi người giải quyết được vấn đề bị bắt nạt ở trường học. Ngoài ra, khi đối phương bị kích động, khả năng cao là họ sẽ tiếp tục bắt nạt chúng ta rong tương lai, thậm chí là còn quyết liệt và gay gắt hơn lúc trước.
3. Cách xử lý khôn khéo khi bị bắt nạt ở trường
Khi bị bắt nạt ở trường học, cách xử lý khôn khéo nhất chính là hãy giữ bình tĩnh, không lớn tiếp đáp trả, cũng không ầm ĩ để câu chuyện trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, chúng ta nên cùng ngồi lại với đối phương để làm rõ mọi chuyện, tìm hiểu kỹ những nguyên nhân khiến mình bị bắt nạt. Sau đó, nêu ra hướng giải quyết sao cho thoả đáng để hoá giải mâu thuẫn giữa đôi bên. Nếu đối phương đồng ý lắng nghe và trao đổi nghiêm túc thì quá tốt rồi, nhưng nếu bạn đó quá ngang bướng, không có thiện chí hoà giải, thì bắt buộc phải đi đến bước tiếp theo.
Hãy thông báo đầy đủ và chính xác những lần mình bị bắt nạt cho nhà trường, để nhà trường và phụ huynh phối hợp với nhau cùng xử lý. Song song đó, chúng ta cũng cần cung cấp những bằng chứng cụ thể cho thấy mình bị bắt nạt, mình thật sự là nạn nhân và không hề kích động mâu thuẫn. Lúc này, chắc chắn bạn kia sẽ phải đối mặt với những hình thức xử lý kỷ luật từ phía nhà trường. Đừng quá lo lắng rằng bạn đó sẽ bực bội và trả thù mình trong tương lai, vì môi trường học đường sẽ không cho phép điều này xảy ra, xung quanh mình còn có nhà trường, bạn bè, gia đình mà. Đây không phải là do mình mách lẻo, ban đầu mình cũng đã có thiện chí giải quyết ôn hoà mà, chẳng qua là vì đối phương thiếu hợp tác nên bắt buộc mình phải trình bày với nhà trường thôi.
Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách hành xử khi bị bắt nạt. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Thảo luận Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt - mẫu 2
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………
Bắt nạt ngày nay là một vấn đề nghiêm trọng, chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu và làm tổn hại đến sức khỏe và tâm lý người bị hại.
Bắt nạt là hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng ép, hoặc đe dọa gây tổn thương, ngược đãi, dọa dẫm hoặc chi phối gây hấn đối phương. Hành vi thường có tính chất lặp lại và theo thói quen. Điều kiện tiên quyết cốt lõi là sự nhận thức (của người bắt nạt hoặc của những người khác) về sự mất cân bằng sức mạnh thể chất hoặc quyền lực. Sự mất cân bằng này phân biệt bắt nạt với xung đột. Bắt nạt là một phạm trù con của hành động gây hấn, đặc trưng bởi ba tiêu chí sau: ý định thù địch, mất cân bằng quyền lực và lặp lại trong một khoảng thời gian. Bắt nạt là hành động gây hấn có tính lặp đi lặp lại nhằm gây tổn thương cho các cá nhân khác về mặt thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.
“Bắt nạt” không chỉ đơn giản là hành vi làm bạn tổn thương thể chất mà ngay cả trong lời nói, cách đối xử hàng ngày cũng thể hiện ra việc bạn đang bị bắt nạt, những hành động thích dọa dẫm hoặc điều khiển người khác để đạt được mục đích của mình cũng chính là bắt nạt.
Nếu ai đó thường xuyên gọi bạn bằng một biệt danh nào đó liên quan đến những điểm yếu về tính cách hoặc ngoại hình của bạn thì chính là họ đang bắt nạt bạn đấy. Nếu một nhóm cố tình cô lập hoặc phớt lờ bạn thì đó cũng chính là một dạng bắt nạt.
Thường chúng ta sẽ nghĩ rằng chỉ những người yếu thế mới dễ dàng bị bắt nạt, nhưng thật ra đối tượng bị bắt nạt có thể là bất cứ người nào, ngay cả cấp trên của bạn cũng có thể trở thành nạn nhân khi bạn hăm dọa nghỉ việc trong lúc “dầu sôi lửa bỏng”.
Có một số cách sau đây để mỗi chúng ta ứng phó khi bị bắt nạt:
- Hạn chế phản ứng với hành động bắt nạt. Đừng cho kẻ bắt nạt thấy rằng bạn đang bị tổn thương và họ đã thành công khi gây ảnh hưởng lên bạn; bạn chỉ cần đi khỏi đó, như thể mình không quan tâm. Những kẻ bắt nạt hả hê khi làm cho người khác cảm thấy tổn thương hoặc khó chịu, do đó phản ứng với họ cũng giống như đang khuyến khích họ tiếp tục tiến xa hơn. Kẻ bắt nạt thích sự chú ý và nếu bạn tỏ ra khổ sở vì những hành động của họ thì họ càng có hứng thú làm việc này.
- Cảm nhận sức mạnh nội tại của bạn. Mỗi người đều có một sức mạnh được nuôi dưỡng bên trong mình. Vấn đề là ở chỗ nhiều kẻ bắt nạt cố làm cho bạn tin rằng bạn không có sức mạnh đó, và như vậy bạn là kẻ hèn kém. Điều đó không đúng. Hãy đề phòng với hành động cố ý hạ thấp bạn và khiến bạn cảm thấy yếu đuối.
- Tránh gặp kẻ bắt nạt. Cố gắng tránh họ ở trường hay ở các tình huống xã hội. Nếu họ có cùng đường đi với bạn, hãy đi đường khác; nếu không nhìn thấy bạn thì họ cũng không thể bắt nạt bạn. Hãy hết sức tránh gặp họ, nhưng đừng tỏ cho họ thấy điều đó. Họ sẽ cho là bạn đang sợ hãi và họ đã thành công, kết quả là họ sẽ càng lấn tới.
- Không hy sinh bản thân làm trò đùa để cố chứng tỏ rằng kẻ bắt nạt không thể làm gì khiến bạn khổ sở. Việc này chỉ làm cho kẻ bắt nạt thích thú, họ thường sẽ góp thêm những lời nhạo báng và lăng mạ để hạ thấp lòng tự trọng của bạn. Làm như thế có nghĩa là bạn và mục tiêu là chính mình của bạn đang bị hạ xuống ngang hàng với họ.
- Đáp trả lại những lời xúc phạm cho kẻ bắt nạt theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Nếu thành công ở chỗ đông người thì việc này sẽ gây nên tiếng cười từ những người xung quanh khiến cho kẻ bắt nạt bẽ mặt. Đó là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của kẻ bắt nạt vì họ đã bị lật đổ khỏi vị trí quyền uy hơn bạn. Bạn nhớ đừng cho kẻ bắt nạt thấy sự chú ý mà họ muốn, vì như vậy sẽ càng làm cho họ thích thú khi làm tổn thương tình cảm của người khác.
- Hãy khôn ngoan hơn kẻ bắt nạt. Những kẻ bắt nạt không mấy thông minh và sắc sảo, do đó bạn có thể lợi dụng điều này.
+ Cười vào mọi điều họ nói, và lời xúc phạm càng nặng nề thì bạn càng nên cười lớn. Hãy cố gắng nghĩ về nó như điều gì đó thực sự buồn cười. Chắc chắn việc này làm kẻ bắt nạt rất bực tức vì họ muốn bạn khóc chứ không phải cười.
Ngoài ra, bạn có thể tạo nên sức mạnh của riêng mình bằng cách nâng cao thể lực, trí tuệ và nhận thức rõ bản thân nhanh nhạy ở lĩnh vực nào. Quan trọng hơn, chúng ta tuyệt đối không cố gặng bắt nạt lại đối phương hoặc trút giận lên những người yếu thế hơn mình.
Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách hành xử khi bị bắt nạt. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Thảo luận Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt - mẫu 3
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………
Xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều những “kẻ bắt nạt” dưới nhiều hình thức và mức độ. Qua thời gian, đa phần chúng ta, trong thời thơ ấu hoặc khi đã trưởng thành có thể phải đối phó với một vài kẻ bắt nạt. Những thống kê gần đây cho thấy cứ bốn trẻ em thì có một trẻ thỉnh thoảng bị bắt nạt. Tại nơi làm việc, ở nhà, trong quân đội, bệnh viện, thậm chí cả trong trại dưỡng lão, hiện tượng bắt nạt cũng trở thành một vấn nạn của người lớn. Chúng ta phải thận trọng đối phó với những kẻ bắt nạt, và trên hết, hành vi đó phải được ngăn chặn.
Có một số cách sau đây để mỗi chúng ta ứng phó khi bị bắt nạt:
- Hạn chế phản ứng với hành động bắt nạt. Đừng cho kẻ bắt nạt thấy rằng bạn đang bị tổn thương và họ đã thành công khi gây ảnh hưởng lên bạn; bạn chỉ cần đi khỏi đó, như thể mình không quan tâm. Những kẻ bắt nạt hả hê khi làm cho người khác cảm thấy tổn thương hoặc khó chịu, do đó phản ứng với họ cũng giống như đang khuyến khích họ tiếp tục tiến xa hơn. Kẻ bắt nạt thích sự chú ý và nếu bạn tỏ ra khổ sở vì những hành động của họ thì họ càng có hứng thú làm việc này.
- Cảm nhận sức mạnh nội tại của bạn. Mỗi người đều có một sức mạnh được nuôi dưỡng bên trong mình. Vấn đề là ở chỗ nhiều kẻ bắt nạt cố làm cho bạn tin rằng bạn không có sức mạnh đó, và như vậy bạn là kẻ hèn kém. Điều đó không đúng. Hãy đề phòng với hành động cố ý hạ thấp bạn và khiến bạn cảm thấy yếu đuối.
- Tránh gặp kẻ bắt nạt. Cố gắng tránh họ ở trường hay ở các tình huống xã hội. Nếu họ có cùng đường đi với bạn, hãy đi đường khác; nếu không nhìn thấy bạn thì họ cũng không thể bắt nạt bạn. Hãy hết sức tránh gặp họ, nhưng đừng tỏ cho họ thấy điều đó. Họ sẽ cho là bạn đang sợ hãi và họ đã thành công, kết quả là họ sẽ càng lấn tới.
- Không hy sinh bản thân làm trò đùa để cố chứng tỏ rằng kẻ bắt nạt không thể làm gì khiến bạn khổ sở. Việc này chỉ làm cho kẻ bắt nạt thích thú, họ thường sẽ góp thêm những lời nhạo báng và lăng mạ để hạ thấp lòng tự trọng của bạn. Làm như thế có nghĩa là bạn và mục tiêu là chính mình của bạn đang bị hạ xuống ngang hàng với họ.
- Đáp trả lại những lời xúc phạm cho kẻ bắt nạt theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Nếu thành công ở chỗ đông người thì việc này sẽ gây nên tiếng cười từ những người xung quanh khiến cho kẻ bắt nạt bẽ mặt. Đó là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của kẻ bắt nạt vì họ đã bị lật đổ khỏi vị trí quyền uy hơn bạn. Bạn nhớ đừng cho kẻ bắt nạt thấy sự chú ý mà họ muốn, vì như vậy sẽ càng làm cho họ thích thú khi làm tổn thương tình cảm của người khác.
- Hãy khôn ngoan hơn kẻ bắt nạt. Những kẻ bắt nạt không mấy thông minh và sắc sảo, do đó bạn có thể lợi dụng điều này.
+ Cười vào mọi điều họ nói, và lời xúc phạm càng nặng nề thì bạn càng nên cười lớn. Hãy cố gắng nghĩ về nó như điều gì đó thực sự buồn cười. Chắc chắn việc này làm kẻ bắt nạt rất bực tức vì họ muốn bạn khóc chứ không phải cười.
Ngoài ra, bạn có thể tạo nên sức mạnh của riêng mình bằng cách nâng cao thể lực, trí tuệ và nhận thức rõ bản thân nhanh nhạy ở lĩnh vực nào. Quan trọng hơn, chúng ta tuyệt đối không cố gặng bắt nạt lại đối phương hoặc trút giận lên những người yếu thế hơn mình.
Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách hành xử khi bị bắt nạt. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Thảo luận Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt - mẫu 4
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………
Hiện nay, bạo lực, bắt nạt đang là vấn đề nan giải khi tình trạng này đang diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Bắt nạt học đường có thể ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, tinh thần của học sinh.
Bắt nạt hiện nay không phải vấn đề có thể coi nhẹ. Một nghiên cứu ở Anh ghi nhận rằng có lẽ hơn 40% số vụ tự sát ở giới trẻ (được đăng trên phương tiện truyền thông lớn trong nước) có liên quan phần nào đến sự bắt nạt.
Bắt nạt không chỉ bao gồm hành hung mà còn là sự tấn công bằng lời nói, sự cô lập tập thể, bắt nạt qua mạng,... Mục tiêu của những kẻ bắt nạt thường là những người hay ở một mình, ít bạn bè; những người bị xem là cá biệt; người thiếu tự tin,...
Vậy chúng ta cần làm gì nếu một ngày trở thành đối tượng của những kẻ bắt nạt?
- Hãy mặc kệ những người bắt nạt, không đáp trả, trả đũa. “Những kẻ bắt nạt đắc chí khi thấy việc chọc ghẹo của chúng thành công. Nếu bạn cứ mặc kệ chúng thì chúng sẽ cụt hứng và bỏ cuộc”.
- Hãy tránh mặt, đi chỗ khác. Nếu được hãy tránh xa những người hay hoàn cảnh có thể khiến mình bị bắt nạt.
- Dùng óc khôi hài. Chẳng hạn, nếu bị kẻ bắt nạt chê mập, bạn có thể đáp: “Mập cũng có cái duyên của mập”.
- Nói với người khác. Theo một cuộc thăm dò, hơn phân nửa nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến không tiết lộ điều đang xảy ra, có thể vì ngượng (nhất là các bạn nam) hoặc sợ bị trả thù. Nhưng hãy nhớ rằng, những kẻ bắt nạt thường sợ bị phát giác. Việc nói ra có thể là bước đầu để chấm dứt cơn ác mộng.
Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về cách hành xử khi bị bắt nạt. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.