X

Lý thuyết Tin học 12 Kết nối tri thức

Lý thuyết Tin 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 12.

Lý thuyết Tin 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu - Kết nối tri thức

1. Biểu mẫu web:

Biểu mẫu (form) cho phép người dùng nhập dữ liệu và xử lý tại chỗ hoặc gửi về máy chủ. Thường gặp biểu mẫu khi đăng ký tài khoản, mua hàng, tìm kiếm thông tin,...

Biểu mẫu web có hai thành phần:

1. Biểu mẫu hiển thị trên web, tạo bằng HTML để người dùng nhập và gửi thông tin.

2. Các ứng dụng hoặc script xử lý dữ liệu, thường nằm trên máy chủ.

Biểu mẫu web được tạo bởi thẻ `<form>` với cấu trúc chung:

<form>

các phần tử của biểu mẫu

</form>

Các phần tử thường dùng trong biểu mẫu gồm: input, label, select, textarea, và các phần tử khác như fieldset, legend, datalist.

- Phần tử label định nghĩa nhãn, có cấu trúc:

<label for="mã_định_danh_của_input_tương_ứng">Tên_nhãn</label>

Khi nhấp chuột vào Tên_nhãn, con trỏ chuột sẽ được đưa vào vùng của phần tử input tương ứng.

- Phần tử input xác định vùng nhập dữ liệu, là thẻ đơn không cần thẻ kết thúc, với cấu trúc:

<input id="mã_định_danh" type="loại_input" name="tên_input">

Trong đó:

– Thuộc tính name được sử dụng cho input khi thực hiện xử lí. Nghĩa là, tên_input được sử dụng để tham chiếu tới dữ liệu đã nhập khi thực hiện tính toán hay gửi tới máy chủ.

– Thuộc tính type xác định loại dữ liệu mà phần tử input chứa. Bảng 12.1 mô tả một số loại dữ liệu (type) thông dụng. Nội dung ví dụ nằm trong thẻ input sau mã định danh và trước thuộc tính name.

Lưu ý: Phần tử input chỉ dùng để nhập dữ liệu, muốn có thông tin về nội dung nhập phải tạo kèm label.

Phần tử select có tác dụng cho phép người dùng chọn một trong các lựa chọn trong danh sách thả xuống. Phần tử select chứa nhiều thẻ option, mỗi cặp định nghĩa một lựa chọn trong danh sách. Cấu trúc phần tử select như sau:

<select id="mã_định_danh" name="tên_select",

<option value="giá_trị" giá_trị_lựa_chọn</option>

</select>

Lý thuyết Tin 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu | Kết nối tri thức

Lưu ý: Nội dung được hiển thị trong vùng nhập sẽ là vùng trắng nếu không có nội dung trong thẻ.

Phần tử `fieldset` được dùng để nhóm các phần tử có liên quan trong biểu mẫu, tạo một hình chữ nhật bao quanh các phần tử trong cặp thẻ <fieldset>...</fieldset>. Có thể thêm tên cho nhóm phần tử bằng cách đặt phần tử `legend` trong phần tử `fieldset` tương ứng.

2. Thực hành tạo biểu mẫu:

Nhiệm vụ 1: Tạo biểu mẫu bàn thông tin các món ăn Hà hập

Yêu cầu: Tạo biểu mẫu để nhập thông tin các món ăn (Hình 12.2). Hướng dẫn:

Bước 1. Tạo tiêu đề cho biểu mẫu bằng thẻ heading:<h2>Thông tin món ăn</h2>

Lý thuyết Tin 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu | Kết nối tri thức .

Bước 2. Tạo một biểu mẫu bằng cặp thẻ <form></form>.

Bước 3. Trong cặp thẻ <form), lần lượt tạo ba cặp label và input.

Thông tin món ăn

Tên món ăn

Đơn giá

Số lượng

Mỗi thẻ <input), ngoài việc sử dụng thuộc tính type để xác định kiểu dữ liệu cần nhập, cần thiết lập mã định danh bằng thuộc tính id để liên kết với thẻ <label> tương ứng. Ví dụ:

<label for="monan",Tên món ăn</label>

<input id="monan" type="text">.

Ở đây phần tử input là trường nhập dữ liệu dạng chữ, ứng với nhãn Tên món ăn Để phần tử label được viết trên dòng mới cần thêm thẻ <br> vào trước thẻ <label tương ứng.

Nhiệm vụ 2: Tạo biểu mẫu

Yêu cầu: Tạo biểu mẫu để nhập thông tin đăng kí môn thi tốt nghiệp (Hình 12.3). Hướng dẫn:

Bước 1. Xác định thông tin cần cung cấp:

- Họ và tên: type="text".

– Số căn cước công dân: type="number".

– Ngày sinh: type="date".

– Giới tính: Chọn một trong hai giá trị type="radio" (hoặc phần tử select).

- Các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ: Giá trị có hoặc không: type="checkbox".

− Tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội: Chọn một trong hai giá trị type="radio" (hoặc phần tử select).

− Nút gửi thông tin: type="submit" value="Gửi thông tin".

Bước 2. Lần lượt thêm các phần tử đã phân tích ở trên theo cấu trúc đã học. Bước 3. Ngoài ra, để biểu mẫu dễ nhìn, ta bổ sung thêm tiêu đề bằng thẻ <h1> và nhóm các thông tin bằng thẻ <fieldset) bằng cách đặt tất cả các câu lệnh để hiển thị các phần tử nằm trong khung giữa cặp thẻ <fieldset></fieldset).

Kết quả thu được là biểu mẫu như Hình 12.3.

Lý thuyết Tin 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu | Kết nối tri thức

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay khác: