X

Lý thuyết Tin học 12 Kết nối tri thức

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 12.

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền - Kết nối tri thức

1. Hệ thống màu của CSS:

a) Hệ màu RGB

HTML và CSS hỗ trợ hệ màu theo mẫu RGB (R – red, G – green, B – blue). Mỗi màu là một tổ hợp gồm ba giá trị (r, g, b), trong đó mỗi giá trị này là số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 255, tức là một số 8 bit. Tổng số màu cho phép là 28 × 28 × 28 = 224 = 16 777 216 màu.

Mỗi giá trị màu được thiết lập bởi một trong các cách sau:

- rgb(x-red, x-green, x-blue), trong đó x-red, x-green, x-blue có thể nhận các giá trị độc lập từ 0 đến 255.

- rgb(x-red%, x-green%, x-blue%), trong đó các tham số biểu thị giá trị phần

trăm của 255.

- #rrggbb, trong đó rr, gg, bb là giá trị trong hệ đếm hexa (hệ đếm cơ số 16).

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

b) Hệ mẫu HSL

Hệ màu HSL trong HTML và CSS bao gồm ba thành phần:

- H (Hue): Vòng tròn màu với giá trị từ 0 đến 360 độ.

- S (Saturation): Độ bão hòa hay độ đậm đặc của màu, từ 0% (màu xám) đến 100% (màu đầy đủ).

-L (Lightness): Độ sáng, từ 0% (đen) đến 100% (trắng). Đặt lightness = 50% để có màu đúng.

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

c) Các tên mẫu có sẵn trong CSS

CSS hỗ trợ thiết lập màu bằng các hàm `rgb()` và `hsl()`, cũng như các tên màu chuẩn để dễ sử dụng.

- CSS2 thiết lập 16 tên màu chuẩn (không phân biệt chữ hoa chữ thường), ví dụ: black, gray, white, red, green, orange, yellow, purple, blue, lime, v.v.

- CSS3 mở rộng với 140 tên màu.

Lưu ý: Các màu xám (hay đen trắng) có thể được thiết lập theo các cách sau:

- rgb(x, x, x)`với các tham số r, g, b bằng nhau.

- hsl(h, 0%, x%)`khi tham số saturation bằng 0%.

Các phần tử HTML có thể được tô màu bằng các thuộc tính sau:

- color: Định dạng màu chữ (màu nổi).

- background-color: Định dạng màu nền.

- border: Định dạng màu khung viền quanh phần tử.

Kết quả áp dụng hai CSS trên có thể như Hình 15.3.

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

Lưu ý: Các thuộc tính định dạng màu chữ và màu nền đều có tính kế thừa, riêng thuộc tính border không có tính kế thừa.

CSS hỗ trợ định dạng màu chữ bằng thuộc tính color, màu nền bằng thuộc tính background-color và màu khung viền bằng thuộc tính border.

2. Thiết lập bộ chọn là tổ hợp các phần tử có quan hệ:

Bảng 15.1 mô tả chi tiết, ý nghĩa và ví dụ áp dụng cho các trường hợp định dạng CSS có dạng là tổ hợp các phần tử có quan hệ với nhau:

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

Một số ví dụ minh họa cho các trường hợp của bảng 15.1:

a) Ví dụ minh họa cho trường hợp E F:

Với định dạng div p {color: blue;} áp dụng cho trang HTML sau, ta thấy đoạn văn bản đầu tiên là phần tử con của div, đoạn thứ hai là phần tử con của body, do vậy mẫu định dạng trên chỉ áp dụng cho phần tử p đầu tiên (Hình 15.4).

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

b) Ví dụ minh hoạ cho trường hợp E > F

Giả sử định dạng p ) em {color: red; } áp dụng cho văn bản sau. Trong đoạn văn bản này có hai phần tử em, nhưng chỉ phần tử em thứ hai là con trực tiếp của p, do đó định dạng trên chỉ áp dụng cho phần tử em thứ hai (Hình 15.5)

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

c) Ví dụ minh hoạ cho trường hợp E + F

Xét định dạng em + strong {color: red; }. Trong văn bản sau có một phần tử strong liền kề với phần tử em và cả hai đều là con trực tiếp của p, do đó mẫu định dạng trên sẽ áp dụng cho phần tử strong (Hình 15.6).

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

Lý thuyết Tin 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền | Kết nối tri thức

3. Thực hành:

Nhiệm vụ: Tạo trang HTML và định dạng CSS

Yêu cầu:

- Thiết lập trang HTML và định dạng CSS để thể hiện văn bản sau chính xác và đẹp

Lợi ích của CSS:

– Trình bày chính xác. Có thể điều khiển chính xác cách trang web hiển thị cũng như khi in ra máy in.

– Tiết kiệm công sức đáng kể. Bạn có thể thay đổi lại hoàn toàn cách trang trí, định dạng, trình bày một trang hoặc cả một website chỉ bằng việc chỉnh sửa và thay đổi một tệp CSS duy nhất.

– Điều khiển hiển thị đa dạng. CSS cho phép điều khiển định dạng trên các phương tiện máy tính khác nhau, từ máy tính màn hình lớn cho đến các thiết bị di động nhỏ.

– Tiếp cận trình bày theo ngữ nghĩa văn bản. CSS cho phép trình bày nội dung không theo cú pháp logic giống như các ngôn ngữ lập trình bình thường mà cho phép thay đổi, điều khiển việc trang trí, trình bày theo ngữ nghĩa ngôn ngữ của nội dung văn bản.

Hướng dẫn:

Bước 1. Nhập văn bản trên thành tập html. Có thể thiết lập các phần tử HTML như sau:

– Bốn ý chính của lợi ích CSS được trình bày bằng cặp thẻ <ul><li>.

– Các câu đầu in đậm của các ý chính dùng thẻ <strong>.

– Các cụm từ in nghiêng dùng thẻ xem).

Bước 2. Viết ra các yêu cầu trình bày trang web, ví dụ:

– Tiêu đề chữ màu đỏ.

– Nội dung chính dùng dấu đầu dòng, không có thứ tự để trình bày. – Các dòng của danh sách có chiều cao dòng bằng 1,5 bình thường.

– Dòng chữ nhấn mạnh đầu dòng để màu xanh đậm.

– Các cụm từ nhấn mạnh bên trong các dòng dùng màu đỏ, chữ nghiêng.

Bước 3. Thiết lập các mẫu định dạng CSS.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay khác: