Giải Toán 10 trang 65 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 10 trang 65 Tập 2 trong Bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng toạ độ Toán lớp 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 65.

Giải Toán 10 trang 65 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Thực hành 1 trang 65 Toán lớp 10 Tập 2: Viết phương trình chính tắc của elip trong Hình 4.

Viết phương trình chính tắc của elip trong Hình 4

Lời giải:

+) Hình 4:

Ta có: a = 3, b = 2

Khi đó phương trình chính tắc của elip là:

x232+y222=1

x29+y24=1

Vậy phương trình chính tắc của elip là: x29+y24=1.

Vận dụng 1 trang 65 Toán lớp 10 Tập 2: Một đường hầm có mặt cắt hình nửa elip cao 4m, rộng 10m (Hình 5). Viết phương trình chính tắc của elip đó.

Một đường hầm có mặt cắt hình nửa elip cao 4m, rộng 10m (Hình 5)

Lời giải:

Theo hình vẽ ta thấy: 2a = 10 ⇔ a = 5 và b = 4.

Khi đó phương trình chính tắc của elip là:

x252+y242=1

x225+y216=1.

Vậy phương trình chính tắc của elip cần tìm là: x225+y216=1.

Hoạt động khám phá 3 trang 65 Toán lớp 10 Tập 2: Lấy một tấm bìa, trên đó đánh dấu hai điểm F1 và F2. Lấy một cây thước thẳng với mép thước AB có chiều dài d và một đoạn dây không đàn hồi có chiều dài l sao cho d – l = 2a nhỏ hơn khoảng cách F1F2 (Hình 6a).

Đính một đầu dây vào đầu A của thước, dùng đinh ghim đầu dây còn lại vào điểm F2. Đặt thước sao cho đầu B của thước trùng với điểm F1 và đoạn thẳng BA có thể quay quanh F1. Tựa đầu bút chì M vào đoạn dây, di chuyển điểm M trên tấm bìa và giữ sao cho dây luôn căng, đoạn AM ép sát vào thước, khi đó M sẽ vạch ra trên tấm bìa một đường (H) (xem Hình 6b).

a) Chứng tỏ rằng khi M di động, ta luôn có MF1 – MF2 = 2a.

b) Vẫn đính một đầu dây vào đầu A của thước nhưng đổi chỗ cố định đầu dây còn lại vào F1, đầu B của thước trùng với F2 sao cho đoạn thẳng BA có thể quay quanh F2 và làm tương tự như lần đầu để đầu bút chì M vẽ được một nhánh khác của đường H (Hình 6c). Tính MF2 – MF1.

Lấy một tấm bìa, trên đó đánh dấu hai điểm F1 và F2

Lời giải:

a) Ta có:

MF1 + MA = AB = d (1)

MF2 + MA = l (2)

Lấy vế với vế của (1) trừ cho (2) ta được: (MF1 + MA) – (MF2 + MA) = d – l

⇔ MF1 + MA – MF2 – MA = d – l

⇔ MF1 – MF2 = d – l

Mà d – l = 2a.

⇒ MF1 – MF2 = 2a.

Vậy MF1 – MF2 = 2a.

b) Ta có:

MF2 + MA = AB = d (3)

MF1 + MA = l (4)

Lấy vế với vế của (3) trừ cho (4) ta được: (MF2 + MA) – (MF1 + MA) = d – l

⇔ MF2 + MA – MF1 – MA = d – l

⇔ MF2 – MF1 = d – l

Mà d – l = 2a.

⇒ MF2 – MF1 = 2a.

Vậy MF2 – MF1 = 2a.

Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng toạ độ Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: