X

Lý thuyết Toán lớp 6 Cánh diều

Số thập phân (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 5: Số thập phân hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.

Số thập phân (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Lý thuyết Số thập phân

1. Số thập phân

- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10 và tử là số nguyên.

- Phân số thập phân có thể viết được dưới dạng số thập phân.

- Số thập phân gồm hai phần:

+ Phần số nguyên được viết bên trái dấu phẩy;

+ Phần thập phân được viết bên phải dấu phẩy.

Ví dụ 1. Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân: 27100; 125;   13125.

Hướng dẫn giải

27100=0,27;

125=1.425.4=4100=0,04;

13125=1+3125=1+3.8125.8=1+241000=1+0,024=1,024.

2. So sánh các số thập phân

a) So sánh hai số thập phân

Trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số nhỏ hơn số kia.

- Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a < b hay b > a.

- Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương.

- Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm.


- Nếu a < b và b < c thì a < c.

b) Cách so sánh hai số thập phân

* So sánh hai số thập phân khác dấu:

Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.

* So sánh hai số thập phân dương:

Bước 1: So sánh phần số nguyên của hai số thập phân dương đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn.

Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn.

* So sánh hai số thập phân âm:

Nếu a < b thì ‒ a > ‒ b.

Ví dụ 2. Sắp xếp các số thập phân 3,124; –3,105; –3,142; 3,015 theo thứ tự giảm dần.

Hướng dẫn giải

Ta chia các số 3,124; –3,105; –3,142; 3,015 thành hai nhóm:

Nhóm 1 gồm các số 3,124; 3,015.

Nhóm 2 gồm các số –3,105; –3,142.

Ta đi so sánh nhóm 1: 3,124; 3,015.

Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số trên là hàng phần mười. Mà 1 > 0 nên 3,124 > 3,015.

Ta đi so sánh nhóm 2: –3,105; –3,142.

Xét hai số 3,105 và 3,142;

Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số trên là hàng phần trăm. Mà 0 < 4 nên 3,105 < 3,142. Do đó –3,105 > –3,142.

Nhóm 1 gồm các số thập phân dương, nhóm 2 gồm các số thập phân âm, mà số thập phân dương luôn lớn hơn số thập phân âm.

Do đó 3,124 > 3,015 > –3,105 > –3,142.

Vậy sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là:  3,124; 3,015; –3,105; –3,142.

Bài tập Số thập phân

Bài 1. Cho các phân số và hỗn số: 310; 750; 119125;27103; 78.  

a) Viết các phân số và hỗn số trên dưới dạng phân số thập phân;

b) Sắp xếp các số thập phân tìm được ở câu a theo thứ tự tăng dần.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 310=310=0,3;

750=750=7.250.2=14100=0,14

119125=1+19125=125125+19125=144125=144.8125.8=11521000=1,152;

27103=271000=0,027;

78=7.1258.125=8751000=0,875

Vậy 310=0,3;750=0,14;119125=1,152;27103=0,027;78=0,875

b) Ta chia các số ‒0,3; ‒0,14; 1,152; 0,027; 0,875 thành hai nhóm:

Nhóm 1 gồm các số: ‒0,3; ‒0,14

Nhóm 2 gồm các số 1,152; 0,027; 0,875.

Ta đi so sánh nhóm 1: ‒0,3; ‒0,14

Xét hai số 0,3 và 0,14: Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số trên là hàng phần mười. Mà 3 > 1 nên 0,3 > 0,14 do đó ‒0,3 < ‒0,14.

Ta đi so sánh nhóm 2: 1,152; 0,027; 0,875.

Xét hai số 0,027 và 0,875: Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số này là hàng phần mười. Mà 0 < 8 nên 0,027 < 0,875.

Xét hai số 0,875 và 1,152: Ta thấy phần nguyên của hai số là 0 < 1 nên 0,875 < 1,152.

Suy ra 0,027 < 0,875 < 1,152

Nhóm 1 gồm các số âm và nhóm 2 gồm các số dương. Mà số âm luôn nhỏ hơn số dương.

Do đó ta có ‒0,3 < ‒0,14 < 0,027 < 0,875 < 1,152.

Vậy sắp xếp các số thập phân theo thứ tự tăng dần là  ‒0,3; ‒0,14; 0,027; 0,875; 1,152.

Bài 2. Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản có mẫu số dương:

‒35,45; 0,79; ‒0,068.

Hướng dẫn giải

Ta có: ‒35,45 =3545100=3545:5100:5=70920=70920;

0,79 =79100;

‒0,068 =681000=68:41000:4=17250=17250.

Bài 3. Biết nhiệt độ đông đặc của thuỷ ngân là ‒38,83°C, của rượu là ‒114,1°C, của băng phiến là 80,26°C và của nước là 0°C.

Hãy cho biết nhiệt độ đông đặc của chất nào là thấp nhất?

Hướng dẫn giải

Ta so sánh hai số ‒38,83 và ‒114,1:

Xét hai số 38,83 và 114,1 ta thấy phần nguyên của hai số là 38 < 114 nên 38,83 < 114,1 suy ra ‒38,83 > ‒114,1

Ta thấy nhiệt độ đông đặc của thuỷ ngân (‒38,83°C) và của rượu (‒114,1°C) là số thập phân âm; nhiệt độ đông đặc của băng phiến (80,26°C ) là số thập phân dương và của nước là số 0.

Mà số 0 luôn lớn hơn số thập phân âm và nhỏ hơn số thập phân dương.

Do đó ta có: ‒114,1 < ‒38,83  < 0 < 80,26

Hay ‒114,1°C < ‒38,83°C < 0°C < 80,26°C.

Vậy nhiệt độ đông đặc của rượu là thấp nhất.

Học tốt Số thập phân

Các bài học để học tốt Số thập phân Toán lớp 6 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác: