Bài tập giải và biện luận phương trình bậc hai chọn lọc - Toán lớp 10


Bài tập giải và biện luận phương trình bậc hai chọn lọc

Với Bài tập giải và biện luận phương trình bậc hai chọn lọc Toán lớp 10 tổng hợp 20 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập giải và biện luận phương trình bậc hai từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 10.

Bài tập giải và biện luận phương trình bậc hai chọn lọc

Câu 1. Phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 2. Số nguyên k nhỏ nhất sao cho phương trình : 2x(kx–4) – x2 + 6 = 0 vô nghiệm là:

A. k = –1        B. k = 1        C. k = 2        D. k = 4

Câu 3. Phương trình x2 + m = 0 có nghiệm khi và chỉ khi:

A. m > 0        B. m < 0         C. m ≤ 0        D. m ≥ 0

Câu 4. Để phương trình mx2 + 2(m–3)x + m – 5 = 0 vô nghiệm, với giá trị của m là:

A. m > 9        B. m ≥ 9        C. m < 9        D. m < 9 và m ≠ 0

Câu 5. Phương trình mx2 + 6 = 4x + 3m có nghiệm duy nhất khi:

A. m ∈ ∅        B. m = 0        C. m ∈ R        D. m ≠ 0

Câu 6. Phương trình (m2 + 2)x2 + (m-2)x - 3 = 0 có hai nghiệm phân biệt khi:

A. 0 < m < 2        B. m > 2        C. m ∈ R        D. m ≤ 2

Câu 7. Phương trình (m+1)x2 - 2mx + m - 2 = 0 vô nghiệm khi:

A. m ≤ -2        B. m < -2        C. m > 2        D. m ≥ 2

Câu 8. Cho phương trình bậc hai: (m–1)x2 – 6(m–1)x + 2m – 3 = 0. Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm kép ?

A. m = 7/6        B. m = -6/7        C. m = 6/7        D. m = –1

Câu 9. Cho phương trình bậc hai: x2 – 2(m+6)x + m2 = 0. Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm kép và tìm nghiệm kép đó?

A. m = –3, x1 = x2 = 3

B. m = –3, x1 = x2 = –3

C. m = 3, x1 = x2 = 3

D. m = 3, x1 = x2 = –3

Câu 10. Để hai đồ thị y = -x2 - 2x + 3 và y = x2 - m có hai điểm chung thì:

A. m = -3,5        B. m < -3,5        C. m > -3,5        D. m ≥ -3,5

Hay lắm đó

Câu 11. Với giá trị nào của m thì phương trình 2(x2 - 1) = x(mx + 1) có nghiệm duy nhất

A. m = 17/8

B. m = 2 hoặc m = 17/8

C. m = 2

D. m = 0

Câu 12. Cho phương trình (m + 1)x2 - 6(m + 1)x + 2m + 3 = 0  (1). Với giá trị nào sau đây của m thì phương trình (1)có nghiệm kép?

A. m = 7/6        B. m = 6/7        C. m = -6/7        D. m = -1

Câu 13. Cho phương trình mx2 – 2(m–2)x + m – 3 = 0. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Nếu m > 4 thì phương trình vô nghiệm

B. Nếu 0 ≠ m ≤ 4 thì phương trình có nghiệm:

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

C. Nếu m = 0 thì phương trình có nghiệm x = 3/4

D. Nếu m = 4 thì phương trình có nghiệm kép x = 3/4

Câu 14. Cho phương trình (x - 1)(x2 - 4mx - 4) = 0. Phương trình có ba nghiệm phân biệt khi

A. m ∈ R        B. m ≠ 0        C. m ≠ 3/4        D. m ≠ -3/4

Câu 15. Cho phương trình x2 + 2(m+2)x – 2m – 1 = 0  (1). Với giá trị nào của m thì phương trình (1)có nghiệm

A. m ≤ -5 hoặc m ≥ -1

B. m < -5 hoặc m > -1

C. -5 ≤ m ≤ -1.

D. m ≤ 1 hoặc m ≥ 5

Câu 16. Với giá trị nào của m thì phương trình: mx2 + 2(m-2)x + m - 3 = 0 có 2 nghiệm phân biệt?

A. m ≤ 4        B. m < 4        C. m < 4 và m ≠ 0        D. m ≠ 0

Câu 17. Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m thuộc [-20; 20] để phương trình x2 - 2mx + 144 = 0 có nghiệm. Tổng của các phần tử trong S bằng:

A. 21        B. 18        C. 1        D. 0

Câu 18. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m thuộc đoạn [-5; 5] để phương trình mx2 - 2(m+2)x + m - 1 = 0 có hai nghiệm phân biệt

A. 5        B. 6        C. 9        D. 10

Câu 19. Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình (m-2)x2 - 2x + 1 - 2m = 0 có nghiệm duy nhất. Tổng của các phần tử trong S bằng:

A. 5/2        B. 3        C. 7/2        D. 9/2

Câu 20. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m thuộc đoạn [-10; 10] để phương trình x2 - x + m = 0 vô nghiệm?

A. 9        B. 10        C. 20        D. 21

Hay lắm đó

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 12 3 4 5 67 8 9 10
Đáp án B C C A B C B C A D
Câu11 12 1314 15 16 1718 1920
Đáp án B C D D A C D A D B

Câu 1. Chọn B

Với a ≠ 0 để phương trình có nghiệm duy nhất khi Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Với a = 0 để phương trình có nghiệm duy nhất khi Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 2. Chọn C

Ta có: 2x(kx–4) – x2 + 6 = 0 ⇔ (2k-1)x2 - 8x + 6 = 0

Khi đó phương trình : 2x(kx–4) – x2 + 6 = 0 vô nghiệm khi

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Vì k ∈ Z và k min nên k = 2

Câu 3. Chọn C

Ta có x2 + m = 0 ⇔ x2 = -m

Phương trình có nghiệm khi m ≤ 0

Câu 4. Chọn A

Với m = 0 phương trình thu được -6x - 5 = 0 suy ra phương trình này có nghiệm.

Với m ≠ 0 phương trình vô nghiệm khi (m-3)2 - m(m-5) < 0 ⇔ -m + 9 < 0 ⇔ m > 9

Câu 5. Chọn B

Phương trình viết lại mx2 - 4x + (6-3m) = 0

Với m = 0. Khi đó, phương trình trở thành 4x-6=0⇔x=3/2. Do đó, m=0 là một giá trị cần tìm.

Với m ≠ 0. Ta có Δ' = (-2)2 - m(6-3m) = 3m2 - 6m + 4 = 3(m-1)2 + 1 > 0

Khi đó, phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt nên m ≠ 0 không thỏa mãn

Câu 6. Chọn C

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

⇔ 13m2 - 4m + 28 > 0 ⇔ m ∈ R

Câu 7. Chọn B

Với m + 1 = 0 ⇔ m = -1

Khi đó phương trình trở thành 2x - 3 = 0 ⇔ x = 3/2

Với m + 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ -1. Ta có Δ' = m2 - (m-2)(m+1) = m + 2

Phương trình vô nghiệm khi Δ' < 0 ⇔ m + 2 < 0 ⇔ m <-2

Câu 8. Chọn C

phương trình có nghiệm kép khi

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 9. Chọn A

Để phương trình có nghiệm kép thì : Δ' = (m+6)2 - m2 = 12m + 36 = 0 ⇔ m = -3

Khi đó x1 = x2 = 3.

Câu 10. Chọn D

Xét phương trình -x2 - 2x + 3 = x2 - m ⇔ 2x2 + 2x - m - 3 = 0.

Hai đồ thị có hai điểm chung khi Δ' > 0 ⇔ 1 + 2m + 6 > 0 ⇔ m > -7/2

Hay lắm đó

Câu 11. Chọn B

Ta có 2(x2-1) = x(mx + 1) ⇔ (m - 2)x2 + x + 2 = 0

Với m = 2 phương trình có nghiệm x = -2

Với m ≠ 2 phương trình có nghiệm duy nhất khi

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 12. Chọn C

Phương trình có nghiệm kép khi

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 13. Chọn D

Với m = 0 ta được phương trình 4x - 3 = 0 ⇔ x = 3/4

Với m ≠ 0 ta có Δ = (m-2)2 - m(m-3) = -m + 4

Với m = 4 phương trình có nghiệm kép x = 1/2

Câu 14. Chọn D

Phương trình có 3 nghiệm phân biệt khi phương trình x2 - 4mx - 4 = 0 có 2 nghiệm phân biệt khác 1

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 15. Chọn A

Phương trình có nghiệm khi (m+2)2 + 2m + 1 ≥ 0 ⇔ m2 + 6m + 5 ≥ 0 ⇔ Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 16. Chọn C

Phương trình có 2 nghiệm phân biệt khi

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Câu 17. Chọn D

Phương trình có nghiệm khi Δ' = m2 - 144 ≥ 0 ⇔ m2 ≥ 122Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

m ∈ [-20; 20]; m ∈ Z

⇒ S ={-20; -19; -18;...; -12; 12; 13; 14;...; 20}

Do đó tổng các phần tử trong tập S bằng 0

Câu 18. Chọn A

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Có 5 giá trị nguyên của m thỏa mãn yêu cầu bài toán

Câu 19. Chọn D

Với m = 2, phương trình trở thành -2x - 3 = 0 ⇔ x = -3/2. Do đó m = 2 là một giá trị cần tìm.

Với m ≠ 2, phương trình đã cho là phương trình bậc hai có Δ' = 2m2 - 5m + 3. Để phương trình có nghiệm duy nhất ⇔ Δ' = 0 ⇔ m = 3/2 hoặc m = 1.

Vậy S = {1; 3/2; 2} → tổng các phần tử trong S bằng 1 + 3/2 + 2 = 9/2

Câu 20. Chọn B

Ta có Δ = 1 - 4m

Phương trình vô nghiệm khi Δ < 0 ⇔ 1 - 4m < 0 ⇔ m > 1/4

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

→ m ∈ {1; 2; 3;...; 10} → Có 10 giá trị thỏa mãn

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 chọn lọc, có lời giải hay khác: