Hoán vị lớp 10 (bài tập + lời giải)


Haylamdo sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Hoán vị lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Hoán vị.

Hoán vị lớp 10 (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

- Hoán vị: Với một tập hợp có n phần tử (n ≥ 0), mỗi cách sắp xếp n phần tử của tập hợp đó theo một thứ tự nhất định là một hoán vị của tập hợp.

- Số các hoán vị của một tập hợp có n phần tử là Pn = n! = n(n – 1)(n – 2)… . 1.

- Ký hiệu: n! = n(n – 1)(n – 2)… . 1 (n! đọc là n giai thừa).

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Tính giá trị của 5!.

Hướng dẫn giải:

Ta có 5! = 5 . 4 . 3 . 2 . 1 = 120.

Ví dụ 2. Tính giá trị của P3.

Hướng dẫn giải:

Ta có P3 = 3! = 3 . 2 . 1 = 6.

Ví dụ 3. Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Hỏi tập hợp A có bao nhiêu hoán vị?

Hướng dẫn giải:

Số hoán vị của A là 6! = 720.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Giá trị của 10! là

A. 5 135 200;

B. 4 546 500;

C.  3 628 000;

D. 3 235 000.

Bài 2. Giá trị của P6

A. 1000;

B. 720;

C. 680;

D. 620.

Bài 3. Biểu thức n+1!n1! bằng

A. n – 1;

B. n;

C. n +1;

D. 1.

Bài 4. Biểu thức Pn+1 – P­n bằng

A. n;

B. nPn;

C. (n + 1)Pn;

D. nPn–1.

Bài 5. Biểu thức 2023!2022!2021!20212023 bằng

A. 2021;

B. 2022;

C. 2023;

D. 2024.

Bài 6. Giá trị n trong phương trình n+3!n+1!=42

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Bài 7. Giá trị của n trong phương trình Pn+2PnPn+1=416

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Bài 8. Giá trị của x trong phương trình P4 . x2 – P3 . x = 84 là

A. x2;  74;

B. x2;  74;

C. x2;  74;

D. x2;  74.

Bài 9. Giá trị của x trong phương trình x!10x=x2!

A. 8;

B. 9;

C. 10;

D. 11.

Bài 10. Giá trị của n trong phương trình n2+n!n1!=20

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác: