Tính công sinh bởi một lực thỏa mãn các điều kiện cho trước (bài tập + lời giải)


Haylamdo sưu tầm bài viết phương pháp giải bài tập Tính công sinh bởi một lực thỏa mãn các điều kiện cho trước lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính công sinh bởi một lực thỏa mãn các điều kiện cho trước.

Tính công sinh bởi một lực thỏa mãn các điều kiện cho trước (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

- Tích vô hướng của Fd biểu diễn công A sinh bởi lực F khi thực hiện độ dịch chuyển d. Ta có công thức: A = F.d.  

- Dưới tác dụng của lực F, vật chuyển dời một đoạn d theo hướng của lực. Gọi α là góc giữa lực F và hướng chuyển dời d của vật, khi đó, công của lực F là: A = F.d.cosα . Đơn vị của công là Jun, kí hiệu: J.

- Cho hai lực F1F2, độ lớn  hợp lực của hai lực đó là F2=F12+F22+2F1.F2.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một lực F có độ lớn 502N tác động vào điểm M làm vật di chuyển từ M đến điểm N cách M một khoảng 20 m. Biết góc giữa FMN là 45°. Tính công sinh bởi lực F.

Hướng dẫn giải:

Góc giữa lực F là hướng dịch chuyển của vật là: F,MN=45°

Công sinh bởi lực F là: A=F.MN.cos45°=502.20.22=1000 (J).

Ví dụ 2. Thả rơi một hòn sỏi có trọng lượng 500 N từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Tính công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng.

Hướng dẫn giải:

Do hướng của trọng lực trùng với hướng rơi của vật (từ trên xuống dưới) nên góc tạo bởi trọng lực P và hướng di chuyển của vật là 0°.

Quãng đường di chuyển của vật là: d = 1,2 + 3 = 4,2 (m).

Ta có công của trọng lực là: A = P. d . cos0° = 500 . 4,2 . 1 = 2100 (J).

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Một lực F có độ lớn 603N tác động vào điểm M làm vật di chuyển từ M đến điểm N cách M một khoảng 10 m. Biết góc giữaFMN là 30°. Tính công sinh bởi lực F.

A. 900 J;

B. 800 J;

C. 600 J;

D. 3003J.

Bài 2. Một lực F có độ lớn 603N tác động vào điểm M làm vật di chuyển theo phương nằm ngang từ M đến điểm N cách M một khoảng 10 m. Biết góc giữa F và phương thẳng đứng là 30°. Tính công sinh bởi lực F.

A. 900 J;

B. 800 J;

C. 600 J;

D. 3003J.

Bài 3. Một lực F có độ lớn 40 N tác động vào điểm M làm vật di chuyển theo phương nằm ngang từ M đến điểm N cách M một khoảng 3 m. Biết góc giữa F và phương thẳng đứng là 30°. Tính công sinh bởi lực F.

A. 70 J;

B. 60 J;

C. 90 J;

D. 303J.

Bài 4. Một vật có trọng lượng P = 20 N rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất, công của trọng lực là:

A. 2000 J;

B. 100 J;

C. 200 J;

D. 1000 J.

Bài 5. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lực ma sát F khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn 10 N. Công sinh bởi lực ma sát F là:

A. – 95 J;

B. – 100 J;

C. – 1000 J;

D. – 98 J.

Bài 6. Một vật có trọng lượng P = 50 N được đặt trên một mặt phẳng nghiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m và chiều cao là 5 m. Tính công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn (coi lực ma sát không đáng kể).

A. 220 J;

B. 270 J;

C. 250 J;

D. 260 J.

Bài 7. Một thang máy có trọng lượng P = 1000 N rơi tự do từ độ cao 10 m xuống đất. Công của trọng lực là:

A. 10000 J;

B. 20000 J;

C. 1000 J;

D. 2000 J.

Bài 8. Một vật có trọng lượng 1500 N được cần cẩu nâng lên thẳng đứng tới độ cao 15 m. Công sinh bởi lực nâng của cần cẩu là:

A. 10000 J;

B. 15000 J;

C. 22500 J;

D. 1000 J.

Bài 9. Một vật có trọng lượng 5 N trượt từ đỉnh B đến chân C của một mặt phẳng nghiêng có chiều BC = 2 m, góc nghiêng 30°. Công của trọng lực thực hiện khi vật di chuyển từ B đến C bằng:

A. 3 J;

B. 4 J;

C. 5 J;

D. 6 J.

Bài 10. Một vật chịu tác động của hai lực bao gồm F1 theo phương MA tạo với phương nằm ngang một góc 60° và F2 theo phương MB nằm ngang. Vật di chuyển được một đoạn 4 m theo phương ngang từ M. Hai lực F1F2 có cùng độ lớn bằng 10 N. Công sinh bởi hợp lực của F1F2 là:

A. 60 J;

B. 50 J;

C. 40 J;

D. 30 J.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác: