200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 200 câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí được biên soạn bám sát chương trình Địa lí lớp 10 giúp bạn học tốt môn Địa lí hơn.
200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Cấu trúc Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Sông. Thủy triều. Dòng biển (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng(có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất (có lời giải)
Câu 1:
Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm có
A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
C. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
Câu 2:
Thạch quyển bao gồm có
A. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
B. tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
C. phần trên của lớp manti và lớp vỏ Trái Đất.
D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3:
Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
C. Là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
D. Là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.
Câu 4:
So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có
A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.
D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 5:
Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là
A. sự tự quay của Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
B. sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.
Câu 6:
Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở
A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
Câu 7:
Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi–ma–lay–a ở châu Á hình thành là do
A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.
B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.
C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.
D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.
Câu 8:
Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An–đét ở Nam Mĩ được hình thành là do
A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
Câu 9:
Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở
A. trên các lục địa.
B. giữa các đại dương.
C. các vùng gần cực.
D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 1:
Nội lực là
A. lực phát sinh từ vũ trụ.
B. lực phát sinh từ bên trong trái đất.
C. lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
D. lực phát sinh từ bên ngoai , trên bề mặt trái đất.
Câu 2:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
D. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển,...).
Câu 3:
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
A. vận động tạo núi.
B. vận động theo phương thẳng đứng.
C. vận động theo phương nằm ngang.
D. vận động kiến tạo.
Câu 4:
Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm là
A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Câu 5:
Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là
A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.
D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Câu 6:
Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là
A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
B. hình thành núi lửa động đất.
C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
D. làm xuất hiện các dãy núi.
Câu 7:
Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
A. đứt gãy.
B. biển tiến.
C. uốn nếp.
D. di chuyển của các địa mảng.
Câu 8:
Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của
A. vận động nâng lên, hạ xuống.
B. hiện tượng uốn xếp.
C. hiện tượng đứt gãy.
D. các trận động đất.
Câu 9:
Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng được hình thành do kết quả của hiện tượng
A. Núi lửa.
B. Uốn xếp.
C. Đứt gãy.
D. Di chuyển của các địa mảng.
Câu 10:
Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của
A. hiện tượng uốn xếp.
B. hiện tượng đứt gãy.
C. động đất, núi lửa.
D. vận động nâng lên, hạ xuống.
Câu 11:
Ở nước ta, khu vực nào sau đây có hoạt động động đất mạnh nhất
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 12:
Ở ven biển nước ta, động đất tập trung ở vùng nào sau đây?
A. Ven biển Bắc Bộ.
B. Ven biển Bắc Trung Bộ.
C. Ven biển Nam Trung Bộ.
D. Ven biển Nam Bộ.
Câu 13:
Ở Đông Nam Á, động đất, núi lửa tập trung chủ yếu ở quốc gia nào sau đây?
A. Việt Nam.
B. Philíppin.
C. Singapo.
D. Inđônêxia.
Câu 1:
Ngoại lực là
A. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.
B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
C. lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ Mặt Trời.
D. lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2:
Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển...).
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
D. nguồn năng lượng từ lòng đất.
Câu 3:
Tác nhân của ngoại lực là
A. sự nâng lên và hệ số của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng.
B. yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người.
C. sự uốn nếp các lớp đá.
D. sự đứt gãy các lớp đất đá.
Câu 4:
Quá trình phong hóa là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.
C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
D. quá trình tích tụ ( tích lũy ) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
Câu 5:
Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất, vì đó là nơi
A. trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
B. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.
C. chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
D. tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 6:
Kết quả của phong hóa lí học là
A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.
C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.
Câu 7:
Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở
A. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm.
B. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới.
C. miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh.
D. miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm.
Câu 8:
Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của
A. trọng lực.
B. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxi, axit hữu cơ.
C. vi khuẩn, nấm, dễ cây, ...
D. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,...
Câu 9:
Phong hóa hóa học là quá trình
A. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
C. chủ yếu làm nứt vỡ đá và khoáng vật nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của chúng.
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.
Câu 10:
Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cácbonic, oxi, axit hữu cơ.
D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người,...
Câu 11:
Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thanh nên dạng địa hình các–xtơ (hang động,.. ). Ở nước ta, địa hình các–xtơ rất phát triển ở vùng
A. tập trung đá vôi.
B. tập trung đá granit.
C. tập trung đá badan.
D. tập trung đá thạch anh.
Câu 12:
Phong hóa sinh học là sự phá hủy đa và các khoang vật dưới tác động của sự
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối.
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic.
D. hoạt động sản xuất của con người.
Câu 13:
Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh do
A. gió thổi mạnh.
B. nhiều bão cát.
C. nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
D. sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Câu 14:
Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do
A. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
B. nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
D. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
Câu 15:
Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu
A. nóng, ẩm.
B. nóng, khô.
C. lạnh, ấm.
D. lạnh, khô.
Câu 16:
Quá trình bóc mòn là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.
D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
Câu 17:
Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do
A. băng hà.
B. nước chảy trên mặt.
C. gió.
D. nấm đá.
Câu 18:
Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình
A. phi–o.
B. hàm ếch.
C. hang động các–xtơ.
D. nấm đá.
Câu 19:
Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông suối,.. được gọi là
A. địa hình thổi mòn.
B. địa hình khoét mòn.
C. địa hình mài mòn.
D. địa hình xâm thực.
Câu 20:
Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình
A. xâm thực bởi băng hà.
B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.
D. thổi mòn do gió.
Câu 21:
Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình là
A. phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.
B. phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.
C. phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.
D. phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.
Câu 22:
Nội lực và ngoại lực là hai lực
A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.
D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
Câu 23:
Quá trình caxtơ không diễn ra ở vùng đá nào sau đây?
A. Đá vôi.
B. Thạch cao.
C. Đôlômit.
D. Bazan.
Câu 24:
Dạng địa hình tiêu biểu hình thành do quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió ở ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam là
A. bãi biển.
B. cồn cát, đụn cát.
C. hàm ếch sóng vỗ.
D. vách biển.
Câu 25:
Nhận định nào sau đây là điểm khác nhau giữa quá trình mài mòn và thổi mòn?
A. Quá trình mài mòn do băng hà, quá trình thổi mòn do gió.
B. Quá trình mài mòn do nước, quá trình thổi mòn do gió.
C. Quá trình mài mòn do nội lực, quá trình thổi mòn do ngoại lực.
D. Quá trình mài mòn diễn ra trên diện rộng, tốc độ nhanh, quá trình thổi mòn thì ngược lại.
Câu 26:
Nhận định nào sau đây không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất?
A. Thường xuyên chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố nội và ngoại lực.
B. Cường độ tác động của các nhân tố có sự phân hoá theo thời gian và không gian.
C. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ.
D. Nội lực và ngoại lực tác động cùng hướng, hoặc là san bằng địa hình, hoặc là đội cao địa hình.
Câu 27:
Nhận định nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa các quá trình ngoại lực?
A. Sản phẩm của quá trình trước sẽ là nguồn vật liệu cho quá trình sau.
B. Vì vậy các quá trình ngoại lực tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.
C. Các quá trình ngoại lực diễn ra liên tục, tác động lẫn nhau, xâm nhập lẫn nhau vì vậy khó có thể phân biệt rõ ràng.
D. Các khu vực khác nhau, các quá trình ngoại lực có vai trò tương đương nhau.
Câu 28:
Nội lực và ngoại lực giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra là của bức xạ Mặt Trời.
B. Cùng làm thay đổi diện mạo Trái Đất.
C. Cùng hướng tác động lên bề mặt Trái Đất.
D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 29:
Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?
A. Cùng chiều nhau, có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình.
B. Cùng chiều nhau, luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
C. Đối nghịch nhau, ít có vai trò trong hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
D. Đối nghịch nhau, luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Câu 1:
Tầng không khí ở đó hình thành các khối khí khác nhau gọi là
A. Tầng binh lưu.
B. Tầng đối lưu.
C. Tầng giữa.
D. Tầng ion.
Câu 2:
Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 3:
Khối khí có đặc điểm rất nóng là
A. khối khí cực.
B. khối khí ôn đới.
C. khối khí chí tuyến.
D. khối khí xích đạo.
Câu 4:
Khối khí có đặc điểm "lạnh" là
A. khối khí cực.
B. khối khí ôn đới.
C. khối khí chí tuyến.
D. khối khí xích đạo.
Câu 5:
Gió Mậu Dịch (khối khí chí tuyến hải dương) tác động vào nước ta quanh năm. Khối khí này có kí hiệu là
A. Am.
B. Ac.
C. Pm.
D. Pe.
Câu 6:
Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc (khối khí ôn đới lục địa) đem không khí lạnh đến nước ta. Khối khí này có kí hiệu là
A. Am.
B. Ac.
C. Pm.
D. Pe.
Câu 7:
Vào nửa sau mùa hạ, gió mùa Tây nam (khối khí xích đạo hải dương) vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khối khí này có kí hiệu là
A. Em.
B. Am.
C. Pm.
D. Tm.
Câu 8:
Frông khí quyển là
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.
Câu 9:
Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khối khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là
A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).
Câu 10:
Vào nửa sau mùa hạ đi trước gió mùa tây nam (khối khí xích đạo hải dương) đem mưa vào nước ta là
A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).
Câu 11:
Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
A. tính chất lí học.
B. tính chất hóa học.
C. hướng chuyển động.
D. mức độ ô nhiễm.
Câu 12:
Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là
A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
D. xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.
Câu 13:
Bức xạ Mặt Trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận
A. tới khí quyển rồi lại phản hồi vào không gian.
B. được bề mặt Trái Đất hấp thụ.
C. được khí quyển hấp thụ.
D. tới bề mặt Trái Đất rồi lại phản hồi vào không gian.
Câu 14:
Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Câu 15:
Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất, lớn nhất ở
A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. vòng cực.
D. cực.
Câu 16:
Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do
A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.
B. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.
C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.
Câu 17:
Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất biến thiên theo chiều hướng
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
Câu 18:
Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì
A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
B. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
Câu 19:
Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do
A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.
Câu 20:
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì
A. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng giảm.
B. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm.
C. càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.
D. càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh.
Câu 21:
Nguồn cung cấp nhiệt cho bề mặt Trái Đất là
A. Bức xạ Mặt Trời.
B. Hoạt động động đất, núi lửa.
C. Các phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất.
D. Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo quy luật trọng lực.
Câu 22:
Theo vĩ độ, nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất thay đổi theo huớng nào sau đây?
A. Tăng dần từ Xích đạo đến ôn đới rồi giảm dần về phía cực.
B. Giảm dần từ Xích đạo đến ôn đới rồi tăng dần về phía cực.
C. Giảm dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi tăng dần về phía cực.
D. Tăng dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi giảm dần về phía cực.
Câu 23:
Khu vực nào sau đây có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt Trái Đất?
A. Xích đạo.
B. Chí tuyến.
C. Ôn đới.
D. Cực.
Câu 24:
Theo vĩ độ, biên độ nhiệt độ năm trên Trái Đất thay đổi theo hướng nào sau đây?
A. Tăng dần từ Xích đạo đến cực.
B. Giảm dần tư Xích đạo đến cực.
C. Tăng dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi giảm dần về phía cực.
D. Giảm dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi tăng dần về phía cực.
Câu 25:
Biên độ nhiệt ở lục địa cao hơn đại dương do nguyên nhân nào sau đây?
A. Diện tích đại dương lớn hơn diện tích lục địa.
B. Địa hình ở lục địa phân hóa phức tạp hơn đại dương.
C. Khả năng hấp thụ và tỏa nhiệt của lục địa cao hơn đại dương.
D. Sinh quyển tập trung chủ yếu ở đại dương.
Câu 26:
Nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu không phải Bắc Cực, còn nơi lạnh nhất ở Nam bán cầu là Nam Cực do
A. Nam cực thuộc lục địa Nam Cực nên có khả năng tỏa nhiệt nhanh hơn Bắc Cực thuộc đại dương Bắc Băng Dương.
B. Nam Cực thuộc lục địa Nam Cực nên có khả năng tỏa nhiệt chậm hơn Bắc Cực thuộc đại dương Bắc Băng Dương.
C. địa hình ở Nam Cực phân hóa phức tạp hơn Bắc Cực.
D. so với mực nước biển, Nam Cực có độ cao lớn hơn Bắc Cực.
Câu 27:
Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao do càng lên cao
A. mật độ không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.
B. mật độ không khí càng dày đặc, bức xạ mặt đất càng mạnh.
C. mật độ không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm.
D. mật độ không khí càng dày đặc, bức xạ mặt đất càng giảm.
.........................
.........................
.........................