Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1 có đáp án năm 2023
Câu 1: Trong cuộc sống quanh ta, ...được biểu hiện ở nhiều khía cạnh... là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.
A. Đạo đức
B. Giản dị
C. Lối sống đẹp, lối sống đó
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Biểu hiện không giản dị
A. Không xa hoa lãng phí, phô trương.
B. Không cầu kì kiểu cách.
C. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo.
D. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 3: Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
A. Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường
B. Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè.
C. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Đối lập với giản dị là?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Thẳng thắn.
Câu 5: Biểu hiện của sống không giản dị là?
A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
B. Không chơi với bạn khác giới.
C. Không giao tiếp với người dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 6: Sống giản dị là:
A. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
B. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
C. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
- Ăn cần ở kiệm
Những câu tục ngữ trên dạy ta điều gì?
A. Tiết kiệm
B. Tự trọng
C. Giản dị
D. Cách sống tốt
Câu 8: Câu ca dao tục ngữ nào không nói về đức tính giản dị
A. Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Của người bồ tát, của mình lạt buộc.
B. Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
C. Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
D. Tất cả đều sai
Câu 9 : Điền vào chỗ trống: .......không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống ..... phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội.
A. Sống đẹp
B. Tự trọng
C. Giản dị
D. tiết kiệm
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2 có đáp án năm 2023
Câu 1: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?
A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
B. Chỉ cần trung thực với cấp trên
C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
Câu 2: Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực:
"Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm".
A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm
B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm
C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra
D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra
Câu 3: Ý nghĩa của bài thơ:
Ai ơi! giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần
A. Tính trung thực
B. Tính tự chủ
C. Yêu thương con người
D. Tình anh em
Câu 4: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
C. Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
D. A, B, C đúng
Câu 5: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.
A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
Câu 6: Đối lập với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Câu 7: Những tình huống nào sau đây cần thể hiện đức tính trung thực
A. Thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra
B. A là một cô bé 10 tuổi xinh xắn, nay A được mẹ đưa đi khám định kỳ sức khỏe thì bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư máu ác tính, mẹ A đã không nói với A
C. Hôm nay có buổi học thêm phụ đạo buổi tối, K đã không đi học và đi chơi game
D. A, C đúng
Câu 8: Điền vào chỗ trống
Người có những hành vi ..........thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng
A. Trung thực
B. Thiếu tự trọng
C. Thiếu lý tưởng
D. Thiếu trung thực
Câu 9: Điền từ vào chỗ trống
............ là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực
A. Thiếu trung thực
B. Dối trá và lừa lọc
C. Kiêu ngạo
D. Tự ti
Câu 10 : Bạn Đức trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn Đức thể hiện điều gì?
A. Đức là người rất trung thực
B. Đức là người có đức tính tiết kiệm
C. Đức là người biết tiết kiệm
D. Đức là người có lòng tự trọng
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3 có đáp án năm 2023
Câu 1: Tự trọng là:
A. Biết cư xử đúng mực
B. Lời nói văn hóa
C. Gọn gàng sạch sẽ
D. A, B, C đúng
Câu 2: Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, học sinh ấy không có:
A. Trung thực
B. Yêu thương con người
C. Tự trọng
D. Tự chủ
Câu 3: Câu tục ngữ nào không nói đến lòng tự trọng
A. Áo rách cốt cách người thương.
B. Quân tử nhất ngôn.
C. Vô công bất hưởng lợi.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim
Câu 4: Điền vào chỗ trống:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn......, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
A. Nhân cách
B. Phẩm cách
C. Phẩm giá
D. Danh sự
Câu 5: Người không có tự trọng
A. Luôn làm sai
B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
C. Luôn trốn tránh những công việc được giao
D. A, B, C
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
..........biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có .........con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội
A. Đức tính trung thực
B. Lòng tốt bụng
C. Lòng tự trọng
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Là một học sinh THCS, em cần làm gì để rèn luyện đức tính tự trọng
A. Chăm chỉ học tập, hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp, không chép bài bạn
B. Vi phạm nội quy nhà trường thì có trách nhiệm chịu phạt và có ý thức sửa sai
C. Tự làm bài kiểm tra, không trao đổi quay cop
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Lòng tự trọng của mỗi người thể hiện ở
A. Trong suy nghĩ
B. Trong hành động
C. Trong cả suy nghĩ , hành động cử chỉ
D. Không có đáp án đúng
Câu 9: Điền vào chỗ trống
.............là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. ............là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy
A. Tự trọng
B. Tự trọng, Hào phóng
C. Hào phóng, Tự trọng
D. Hào phóng
Câu 10 : “Ngôn tất tiên tín”
Câu tục ngữ trên nói về đức tính nào?
A. Tự trọng
B. Tự tin
C. Kiên cường
D. Thật thà