Để làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo ta nên dùng phương pháp nào sau đây
Câu hỏi:
Để làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo ta nên dùng phương pháp nào sau đây?
A. Nhỏ vài giọt cồn vào vết dầu ăn
B. Giặt bằng nước
C. Giặt bằng xăng
D. Giặt bằng xà phòng.
Trả lời:
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia. Phân tử muối natri của axit béo gồm 1 đầu ưa nước là nhóm COO-Na+ nối với 1 đuôi kị nước, ưa dầu mỡ là nhóm –CxHy (thường x ³ 15). Đầu ưa dầu mỡ thâm nhập vào vết bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước có xu hướng kéo ra các phía phân tử nước → làm giảm sức căng bề mặt các chất bẩn bám trên vải, da → vết bẩn phân tán nhiều phần nhỏ rồi phân tán vào nước và bị rửa trôi (Xem hình 1.8: Sơ đồ quá trình làm sạch vết bẩn của xà phòng – SGK lớp 12 cơ bản – trang 15).
→ Đáp án D
Xem thêm bài tập Hóa học có lời giải hay khác:
Câu 1:
Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
Xem lời giải »
Câu 2:
Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
Xem lời giải »
Câu 3:
Số este có công thức phân tử C5H10O2 có khá năng tham gia phản ứng tráng bạc là?
Xem lời giải »
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
Xem lời giải »
Câu 5:
Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được:
Xem lời giải »
Câu 7:
Cho sơ đồ chuyển hóa:
X, Y đều là những chất hữu cơ đơn chức hơn kém nhau 1 nguyên tử C.
Tìm đáp án đúng.
Xem lời giải »
Câu 8:
Etyl fomiat có thể phản ứng được với chất nào sau đây ?
Xem lời giải »