Vở bài tập Khoa học lớp 5 Bài 9: Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Bài 9: Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Khoa học lớp 5.
- Câu 1 trang 36 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 2 trang 36 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 3 trang 37 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 4 trang 37 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 5 trang 37 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 6 trang 38 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 7 trang 38 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 8 trang 38 Vở bài tập Khoa học lớp 5
- Câu 9 trang 39 Vở bài tập Khoa học lớp 5
Giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Bài 9: Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa - Cánh diều
Câu 1 trang 36 VBT Khoa học lớp 5: Chú thích tên các bộ phận của hạt đậu trong hình sau.
Trả lời:
Câu 2 trang 36 VBT Khoa học lớp 5: Vẽ và chú thích các bộ phận của hạt lạc vào khung sau.
Trả lời:
Câu 3 trang 37 VBT Khoa học lớp 5: Cây đậu đỏ mọc lên từ hạt có những giai đoạn phát triển nào? Ở mỗi giai đoạn, cây thay đổi như thế nào? Em hãy hoàn thành vào bảng sau.
Các giai đoạn phát triển của cây đậu đỏ |
Đặc điểm của mỗi giai đoạn |
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Các giai đoạn phát triển của cây đậu đỏ |
Đặc điểm của mỗi giai đoạn |
Hạt nảy mầm |
Sau khi gieo hạt, hạt nẩy mầm. |
Cây non |
Hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu → cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu. |
Cây trưởng thành |
Cây lớn dần tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa, cây cao hoa nở sau đó kết quả. |
Câu 4 trang 37 VBT Khoa học lớp 5: Sắp xếp các hình từ a đến g trong hình 4, trang 44 SGK phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây và tên mỗi giai đoạn đó.
Trả lời:
Thứ tự các giai đoạn phát triển của cây là: b, a, c, e, d, g
Tên mỗi giai đoạn đó là:
b: gieo hạt.
a: hạt nảy mầm.
c: cây non.
e: cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá.
d: cây lớn dần tăng chiều cao, xuất hiện hoa.
g: từ hoa cây kết quả.
Câu 5 trang 37 VBT Khoa học lớp 5: Nêu ví dụ một cây và cho biết cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ. Trình bày sự lớn lên của cây con đó.
Trả lời:
Ví dụ cây: dâu tây
Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ: mọc ra từ thân
Sự lớn lên của cây con đó: cây phát triển từ một lá thành nhiều lá và lớn dần sau đó ra hoa kết trái như cây mẹ.
Câu 6 trang 38 VBT Khoa học lớp 5: Sắp xếp các hình từ a đến d ở hình 8, trang 45 SGK phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây khoai tây bắt đầu từ thân (thân củ). Nêu tên mỗi giai đoạn của cây.
Trả lời:
Thứ tự các giai đoạn là: c, a, b, d
Tên các giai đoạn là:
c: Thân củ nảy mầm.
a: Cây non.
b: Cây lớn dần, xuất hiện nhiều rễ.
d: Cây xuất hiện hoa, từ rễ xuất hiện củ khoai tây.
Câu 7 trang 38 VBT Khoa học lớp 5: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
a) Những cây con nào sau đây có thể mọc từ rễ?
A. Cây gừng
B. Cây mía
C. Cây cỏ gấu
D. Cây bưởi
b) Những cây con nào sau đây có thể mọc từ thân?
A. Cây khoai lang
B. Cây đậu
C. Cây cam
D. Cây tỏi
c) Những cây con nào sau đây có thể mọc từ lá?
A. Cây xoài
B. Cây sống đời
C. Cây hoa hồng
D. Cây quỳnh
Trả lời:
a)
A. Cây gừng
C. Cây cỏ gấu.
b)
A. Cây khoai lang.
C. Cây cam
c)
B. Cây sống đời.
D. Cây quỳnh.
Câu 8 trang 38 VBT Khoa học lớp 5: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
a) Khi trồng cây mía người ta có thể trồng từ những bộ phận nào của cây?
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Hạt
b) Khi trồng cây lúa người ta có thể trồng từ bộ phận nào của cây?
A. Hạt
B. Lá
C. Thân
D. Rễ
c) Khi trồng cây bưởi người ta có thể trồng từ những bộ phận nào của cây?
A. Thân
B. Rễ
C. Hạt
D. Lá
Trả lời:
a)
B. Thân
b)
A. Hạt
c)
A. Thân
C. Hạt
Câu 9 trang 39 VBT Khoa học lớp 5: Thực hành trồng cây theo gợi ý ở trang 46 SGK
Em hãy trồng một cây bằng hạt hoặc rễ, thân, lá.
Ghi chép kết quả sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày vào bảng sau.
Ngày |
Kết quả quan sát được |
|
|
Chiều cao |
Số lá |
3 |
? |
? |
7 |
? |
? |
10 |
? |
? |
Trả lời:
Học sinh thực hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.
Tham khảo giải SGK Khoa học lớp 5: