Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 1 trang 3, 4, 5, 6


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1 trang 3, 4, 5, 6 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 1 trang 3, 4, 5, 6

Tiết 1 (trang 3, 4)

Bài 1 (trang 3, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.

Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua.

Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều bí ẩn của mùa thu. Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:

Khói về rứa ăn cơm với cá

Khói về ri lấy đá đập đầu

  Chúng cứ hát mãi, hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông…

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 1 Tiết 1 trang 3, 4

Nông giang: sông đào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Rứa: (phương ngữ) thế.

Ri: (phương ngữ) thế này

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các từ ngữ khó (nông giang), các từ ngữ địa phương (rứa, ri).

Bài 2 (trang 4, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Vào mùa thu , nhân vật “tôi” thấy cảnh vật có gì thay đổi?

- Bầu trời: …………………………………………………………………………………

- Các hồ nước trong làng: ………………………………………………………………...

- Cò trắng: ………………………………………………………………………………...

- Những con nhạn: ………………………………………………………………………..

Trả lời:

- Bầu trời: bầu trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.

- Các hồ nước trong làng: như mỗi lúc một sâu hơn, như những cái giếng không đáy, ở đó có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

- Cò trắng: đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương.

- Những con nhạn: bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt quanh thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo.

Bài 3 (trang 4, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Cảnh vật mùa thu được cảm nhận bằng những giác quan nào? Chi tiết nào cho biết điều đó?

Giác quan được nhân vật sử dụng để cảm nhận cảnh vật mùa thu

Chi tiết thể hiện




Trả lời: 

Giác quan được nhân vật sử dụng để cảm nhận cảnh vật mùa thu

Chi tiết thể hiện

Thị giác

- Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

- Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng.

- Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. 

- Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

- Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. 

Thính giác

- gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. 

- Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:

Khứu giác

- Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ

- Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua. 

Bài 4 (trang 4, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Bạn nhỏ có cảm xúc như thế nào trong mỗi khoảng khắc dưới đây:

- Khi ngắm nhìn và lắng nghe tiếng chim kêu:…………………………………………..

- Khi đứng tựa vai vào cây bạch đàn: ……………………………………………………

Trả lời:

- Khi ngắm nhìn và lắng nghe tiếng chim kêu: cảm xúc dễ chịu, dịu dàng và liên tưởng đến những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

- Khi đứng tựa vai vào cây bạch đàn: cảm xúc vui vẻ, dễ chịu, thích thú.

Bài 5 (trang 4, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nêu nhận xét của em về nhân vật “tôi” thể hiện qua cách cảm nhận về cảnh vật mùa thu?

Trả lời:

- Nhân vật tôi là một người tinh tế và nhạy cảm, nhân vật đã cảm nhận mùa thu bằng sự quan sát chi tiết từ thiên nhiên cho tới cảnh vật, theo trình tự cao – thấp, xa – gần từ ấy thấy được vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi và thơ mộng của mùa thu quê hương.

Bài 6 (trang 4, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Em thích hình ảnh nào trong bài đọc? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích hình ảnh “cái hồ nước” vì mùa thu, hồ nước đã như những cái giếng không đáy, nó khiến người đọc cảm tưởng có thể nhìn thấy bầu trời ở bên kia trái đất

Tiết 2 (trang 5)

Bài 1 (trang 5, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm danh từ trong đoạn văn dưới đây rồi xếp vào nhóm thích hợp.

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

a. Danh từ chỉ người: ……………………………………………………………………..

b. Danh từ chỉ vật: ………………………………………………………………………..

c. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: ……………………………………………………...

Trả lời:

a. Danh từ chỉ người: trẻ con.

b. Danh từ chỉ vật: bò, đê, cánh đồng, lúa.

c. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: gió.

Bài 2 (trang 5, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm động từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây:

a. Sáng sớm, sương đêm còn…. trên lá cây, ngọn cỏ.

b. Mặt trời từ từ… lên trên rặng tre.

c. Một đám mây trắng nõn… trên bầu trời xanh.

d. Những chiếc lá vàng…. xuống thảm cỏ xanh.

e. Chiều tối, đàn chim vội vã… về tổ.

Trả lời:

a. đọng

b. nhô

c. bay

d. rơi

e. bay

Bài 3 (trang 5, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm 2 – 3 tính từ chỉ đặc điểm của mỗi hiện tượng tự nhiên dưới đây:

Gió

 

Bão

 

Nắng

 

Mưa

 

Trả lời:

Gió

Mát, lạnh, mạnh.

Bão

Mạnh, giật, lớn.

Nắng

To, chói chang.

Mưa

To, lâu, nhiều.

Bài 4 (trang 5, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết 3 – 5 câu tả 1 hiện tượng thiên nhiên, trong đó có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.

Trả lời:

Bây giờ, ông mặt trời đã thức dậy, ông vén màng mây mỏng soi mình xuống trần gian. Ông đi tới đâu, ánh nắng chan hòa tới đó. Ông thả những chú bé nắng tinh nghịch xuống trần gian, đánh thức cả gia đình chim sẻ đang còn ngái ngủ vội vàng thức giấc. Chúng chuyền cành hót líu lo trong vòm cây, tán lá khiến cho bờ sông vắng vẻ trở nên náo nhiệt ồn ã.

Chú thích:

- Danh từ: mặt trời

- Động từ: đi

- Tính từ: tinh nghịch

Tiết 3 (trang 6)

Bài 1 (trang 6, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc câu chuyện ngụ ngôn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Hươu soi mình trong bóng nước

Bên dòng suối trong xanh, có một chú hươu đang đứng soi mình trong bóng nước, mải mê ngắm nghía cặp sừng của mình. (A) Chú tự hào nghĩ: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao? Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp!”. Khi ngắm đến hai đôi chân, chú bỗng thấy buồn vì trông chúng gầy guộc, chẳng đẹp chút nào. (B) Đang buồn rầu, chú bỗng giật mình khi thấy bầy chó săn xuất hiện. (C) Chú vội co cẳng chạy. Cặp sừng to, đẹp lúc này trở nên vướng víu quá. Nó mắc lung tung vào những cành cây làm chú suýt ngã mấy lần. Cũng may nhờ hai đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà chú đã thoát khỏi bầy chó săn hung dữ. Thoát nạn rồi, chú hươu mới tự nói: “Ôi! Những đôi chân quý giá của ta! Ta đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của chúng”.

(Theo La Phông-ten)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 1 Tiết 3 trang 6

a. Bổ sung mỗi chi tiết dưới đây vào vị trí A, B hay C trong câu chuyện? Viết vào ô trống vị trí em chọn cho mỗi chi tiết.

 

Cặp sừng tỏa nhiều nhánh, màu nâu bóng như được chuốt, được mài rất kì công.

 

Chú thở dài vì thấy chúng chẳng khác nào bốn thanh củi khô khẳng khiu.

 

Trông chúng dữ tợn, hung hăng và đang lao như tên bắn về phía bờ suối.

b. Em hãy bổ sung chi tiết sáng tạo vào một vị trí thích hợp trong câu chuyện Hươi soi mình trong bóng nước theo ý của em.

Trả lời:

a.

(A)

Cặp sừng tỏa nhiều nhánh, màu nâu bóng như được chuốt, được mài rất kì công.

(B)

Chú thở dài vì thấy chúng chẳng khác nào bốn thanh củi khô khẳng khiu.

(C)

Trông chúng dữ tợn, hung hăng và đang lao như tên bắn về phía bờ suối.

b.

Tham khảo cách bổ sung chi tiết sáng tạo dưới đây:

Hươu soi mình trong bóng nước

Bên dòng suối trong xanh, có một chú hươu đang đứng soi mình trong bóng nước, mải mê ngắm nghía cặp sừng của mình. Cặp sừng tỏa nhiều nhánh, màu nâu bóng như được chuốt, được mài rất kì công và cứ mỗi lần chú lắc đầu, nó lại tỏa ra những tia lấp lánh. Chú tự hào nghĩ: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao? Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp!”. Khi ngắm đến hai đôi chân, chú bỗng thấy buồn vì trông chúng gầy guộc, chẳng đẹp chút nào. Đang buồn rầu, chú bỗng giật mình khi thấy bầy chó săn xuất hiện. Chú vội co cẳng chạy. Cặp sừng to, đẹp lúc này trở nên vướng víu quá. Nó mắc lung tung vào những cành cây làm chú suýt ngã mấy lần. Cũng may nhờ hai đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà chú đã thoát khỏi bầy chó săn hung dữ. Thoát nạn rồi, chú hươu mới tự nói: “Ôi! Những đôi chân quý giá của ta! Ta đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của chúng”.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: