Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 13 trang 45, 46, 47


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 trang 45, 46, 47 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 13 trang 45, 46, 47

Tiết 1 (trang 45, 46)

Bài 1 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.

THỜI GIAN LUÔN LUÔN CÔNG BẰNG

Rô-đanh sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thích vẽ vời khắp nơi, vẽ những thứ ông nhìn thấy và cả những thứ ông tưởng tượng ra.

Vào ngày sinh nhật, cha mẹ đã đặc biệt mua tặng Rô-đanh những cây bút chì vẽ. Rô-đanh rất thích món quà này. Có nó, Rô-đanh càng hăng say vẽ hơn. Chị gái Rô-đanh thấy em thích vẽ đã động viên cậu đi học đào tạo chuyên sâu. Thế nhưng nhà không có tiền nộp học phí, phải làm sao bây giờ? Chị gái ông sau khi hỏi thăm ở nhiều nơi, cuối cùng đã tìm được một trường dạy miễn phí. Mặc dù trường này chủ yếu đào tạo nhân tài về thủ công mĩ nghệ và kĩ thuật, nhưng vì được học miễn phí, nên Rô-đanh vẫn rất phấn chấn.

Mỗi ngày, trường chỉ tổ chức học một buổi, nên khi tan học, Rô-đanh lại chạy tới Bảo tàng Lu-vrơ để quan sát và vẽ theo những bức tranh nổi tiếng trưng bày ở đây. Khi lần đầu tiên được nhìn thấy những bức tranh này, ông đã vui mừng không nói ra lời mà chỉ thầm nghĩ trong lòng: "Họ vẽ đẹp quá! Trình độ của mình còn kém xa, mình nhất định phải cố gắng!". Mỗi ngày quan sát và mô phỏng tranh ở Bảo tàng Lu-vrơ, Rô-đanh được mở rộng tầm nhìn nghệ thuật và trình độ đánh giá, đồng thời củng cố sự tự tin trong những bức vẽ của ông.

Rô-đanh rất tự giác trong học tập. Ngoài việc học trên lớp, ông còn tự tìm thêm bài tập cho mình. Vào thời gian rảnh rỗi, ông thường mang theo sách vở đi vẽ. Đi đến đâu về đến đấy, nhìn thấy cái gì liền vẽ cái đấy. Thấy những bạn học rất ham chơi, trong lòng ông nghĩ: "Lãng phí thời gian quý giá như vậy thì thật đáng tiếc!"

Thời gian luôn luôn công bằng, nó không để sự cố gắng của Rô-đanh trở nên hoang phí. Rô-đanh chăm chỉ nỗ lực, không nao núng trước khó khăn, ông đã sáng tác ra một số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc để đời và được cả thế giới công nhận và kính phục.

(Theo Giả Vân Bằng)

Rô-đanh (1840-1917): nhà hoạ sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu của Pháp.

Lu-vrơ: Viện bảo tàng nghệ thuật và di tích lịch sử nổi tiếng tại thủ đô Pa-ri của nước Pháp.

Mô phỏng: bắt chước cả một quá trình, một hệ thống.

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các tên riêng nước ngoài,…

Bài 2 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Từ nhỏ, Rô – đanh có niềm đam mê gì?

Trả lời:

- Từ nhỏ, Rô-đanh có niềm đam mê: ông thích vẽ vời khắp nơi, vẽ những thứ ông nhìn thấy và cả những thứ ông tưởng tượng ra.

Bài 3 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Rô – đanh được người thân ủng hộ như thế nào?

Trả lời:

- Rô-đanh được người thân ủng hộ:

+ Vào ngày sinh nhật, cha mẹ đã đặc biệt mua tặng Rô-đanh nhưng cây bút chì vẽ.

+ Chị gái Rô-đanh thấy em thích vẽ đã động viên cậu đi học đào tạo chuyên sâu. Chị tìm cho Rô-đanh một trường dạy miễn phí  vì không có tiền nộp học phí.

Bài 4 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Rô – đanh đã nỗ lực quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của mình như thế nào?

Trả lời:

- Những chi tiết thể hiện sự nỗ lực quyết tâm theo đuổi đam mê của Rô-đanh:

+ Mỗi ngày, trường chỉ tổ chức học một buổi nên khi tan học cậu lại chạy tới Bảo tàng Lu-vrơ để quan sát và vẽ theo những bức tranh nổi tiếng và trưng bày ở đây.

+ Ngoài việc học trên lớp, ông còn tự tìm thêm bài tập cho mình. Vào thời gian rảnh, ông thường mang sách vở đi vẽ.

Bài 5 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Rô – đanh đã đạt được những thành quả ra sao?

Trả lời:

- Rô-đanh đã đạt được những thành quả: ông đã sáng tác ra một số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc để đời và được cả thế giới công nhận, kính phục.

Bài 6 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Em học tập được những gì từ câu chuyện về Rô – đanh?

A. Quý trọng thời gian, sử dụng thời gian làm những việc có ích.

B. Tự học để trưởng thành và phát triển bản thân.

C. Trong hoàn cảnh nào cũng có thể vươn lên.

D. Đam mê tích cục giúp con người phát triển tài năng.

Trả lời:

- Đáp án: A

Tiết 2 (trang 46, 47)

Bài 1 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi trường hợp sau đây:

a. Sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài đã đạt được những con số rất ấn tượng:

- Hơn 100 lần tái bản trong nước

- Được xuất bản ở gần 40 quốc gia trên thế giới

- Được dịch sang 15 thứ tiếng

(Theo Huy Quang)

-> Dấu gạch ngang trên đây dùng để:………..

b. Một lần, bác sĩ Ly – một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ.

-> Dấu gạch ngang trên đây dùng để………

c. Sau đó, cha quay sang hỏi mẹ:

- Mẹ nó có biết dân số của Nê-pan là bao nhiêu không?

Mẹ cậu cười, hỏi lại:

- Nê-pan ư? Nó ở đâu nhỉ?

(Theo Trương Cần)

-> Dấu gạch ngang trên dùng để……….

d. Hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.

-> Dấu gạch ngang trên đây dùng để ………

Trả lời:

a. Đánh dấu các ý trong đoạn văn liệt kê.

b. Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.

c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật.

d. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

Bài 2 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền từ thích hợp vào chỗ trống để chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng dấu gạch ngang giữa hai đoạn văn sau:

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(Vũ Bằng)

b. Mô-da bỗng xót thương Giô-dép – vị hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh nhiều khát vọng vĩ đại nhưng thất bại.

(Theo Lê Anh Tuấn và Bùi Anh Tú, Kể chuyện Âm nhạc)

(trước, giữa, cuối, sau)

Sự khác nhau đó là:

Đoạn a: Bộ phận chú thích nằm ở………..câu, nên……….. và………. phần chú thích đều có dấu gạch ngang.

Đoạn b: Bộ phận chú thích nằm ở………... câu, nên dấu gạch ngang chỉ nằm ở…………... phần chú thích

Trả lời:

Đoạn a: Bộ phận chú thích nằm ở giữa câu, nên đầucuối phần chú thích đều có dấu gạch ngang.

Đoạn b: Bộ phận chú thích nằm ở cuối câu, nên dấu gạch ngang chỉ nằm ở đầu phần chú thích

Bài 3 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Thêm dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong những đoạn văn sau:

a. Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thấy, một ngôi nhà nhỏ cuối làng.

Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.

Con chào thấy ạ! Bố vừa nói vừa ngả mũ ra.

(Theo A-mi-xi, Người thấy đầu tiên của bố tôi)

b. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2023 cuối cùng cũng đi đến chặng chung kết năm 4 thí sinh xuất sắc nhất gồm: với

Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)

Nguyễn Minh Triết (Trường THPT chuyên Quốc học, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa)

Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng)

(Theo vtv.vn)

c. Việt Nam Lào Campuchia là thế chân kiếng với ba nước láng giềng gần gũi. Tình cảm giữa nhân dân ba nước luôn gắn bó keo sơn.

Trả lời:

a. Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thầy - một ngôi nhà nhỏ cuối làng.

Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.

- Con chào thấy ạ! - Bố vừa nói vừa ngả mũ ra.

(Theo A-mi-xi, Người thấy đầu tiên của bố tôi)

b. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2023 cuối cùng cũng đi đến chặng chung kết năm với 4 thí sinh xuất sắc nhất gồm:

- Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)

- Nguyễn Minh Triết (Trường THPT chuyên Quốc học, tỉnh Thừa Thiên Huế)

- Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa)

- Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng)

(Theo vtv.vn)

c. Việt Nam - Lào -  Campuchia là thế chân kiếng với ba nước láng giềng gần gũi. Tình cảm giữa nhân dân ba nước luôn gắn bó keo sơn.

Tiết 3 (trang 47)

Bài 1 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dựa vào các ý đã tìm ở bài trước, viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

Trả lời:

Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bài 2 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc rà soát bài và chỉnh sửa bài viết.

 

Sắp xếp ý trong đoạn văn hợp lí.

 

Tóm tắt được nội dung câu chuyện một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.

 

Nêu được những điều em thích ở câu chuyện.

 

Sử dụng từ ngữ, câu văn nêu tình cảm, cảm xúc phù hợp và gây ấn tượng.

Trả lời:

X

Sắp xếp ý trong đoạn văn hợp lí.

X

Tóm tắt được nội dung câu chuyện một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.

X

Nêu được những điều em thích ở câu chuyện.

X

Sử dụng từ ngữ, câu văn nêu tình cảm, cảm xúc phù hợp và gây ấn tượng.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: