Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 15 trang 52, 53, 54, 55, 56
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15 trang 52, 53, 54, 55, 56 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 15 trang 52, 53, 54, 55, 56
Bài 1 (trang 52, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại đó, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.
Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.
Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác.
Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng suốt, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.
Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán:
– Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trầm nghe chứ!
Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:
– Hãy hát lên cho trầm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người.
Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên:
– Trói hắn lại! Nổi lửa lên.
Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỏng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.
Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:
- Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trảm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!
(Theo Truyện cổ dân gian Nga, Quý Thanh kê)
Trả lời:
Em đọc văn bản, chú ý các tên riêng nước ngoài.
Bài 2 (trang 53, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm trong đoạn 1 và viết vào chỗ trống:
a. 3 từ ngữ miêu tả tính cách của nhà vua trong câu chuyện?
b. 2 từ ngữ miêu tả cuộc sống của nhân dân dưới triều đại đó?
Trả lời:
a. 3 từ ngữ miêu tả tính cách của nhà vua trong câu chuyện: bạo ngược, hống hách, bạo tàn.
b. 2 từ ngữ miêu tả cuộc sống của nhân dân dưới triều đại đó: lầm than, thống khổ.
Bài 3 (trang 53, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
Trả lời:
- Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách: mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.
Bài 4 (trang 53, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình, nhà vua đã làm gì?
Trả lời:
- Khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình, nhà vua:
+ Ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy.
+ Khi không tìm được, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.
Bài 5 (trang 54, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nhà thơ cuối cùng khác các nhà thơ khác và những nghệ nhân hát rong ở điểm nào?
Những nhà thơ khác và những nghệ nhân hát rong |
|
Nhà thơ cuối cùng |
|
Trả lời:
Những nhà thơ khác và những nghệ nhân hát rong |
Hát những bài ca tụng trí tuệ sáng suốt, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của nhà vua. |
Nhà thơ cuối cùng |
Im lặng đến cuối cùng và hát bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước. |
Bài 6 (trang 54, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Vì sao nhà thơ cuối cùng được gọi là “nhà thơ chân chính”?
Trả lời:
- Nhà thơ cuối cùng được gọi là nhà thơ chân chính vì ngay cả khi đối mặt với cái chết, ông không hề sợ hãi mà vẫn hát vang bài hát vạch trần tội ác của nhà vua.
Bài 1 (trang 54, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Xác định điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ đó.
EM YÊU NHÀ EM
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn làm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ: ……………………………………………………………
Tác dụng của điệp từ điệp ngữ đó: …………………………………………………………
Trả lời:
- Điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ: có, xa.
- Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ: điệp từ, điệp ngữ nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với nhà của mình.
Bài 2 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để tạo thành điệp từ, điệp ngữ.
Hôm nay bé hỏi mẹ
Mẹ ơi Tết màu gì?
Có phải Tết…. đỏ?
Giống như bao lì xì.
Tết…… của diệu kì
Của ước mơ hi vọng
Của chồi non xanh óng
Của …. Vàng hoa mai
Tết……. hồng đào phai
…… cam vàng cây quất
…… mưa phùn lất phất
…… cảu bánh chưng xanh
(Theo Phạm Thanh Vân)
Trả lời:
Hôm nay bé hỏi mẹ
Mẹ ơi Tết màu gì?
Có phải Tết màu đỏ?
Giống như bao lì xì.
Tết màu của diệu kì
Của ước mơ hi vọng
Của chồi non xanh óng
Của màu Vàng hoa mai
Tết màu hồng đào phai
Màu cam vàng cây quất
Màu mưa phùn lất phất
Màu cảu bánh chưng xanh
(Theo Phạm Thanh Vân)
Bài 3 (trang 55, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết 2 – 3 câu văn hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ nói lên cảm xúc của em mỗi khi Tết đến, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Trả lời:
Tết là lúc gia đình sum họp đầm ấm bên mâm cơm, cùng nhau ôn lại những chuyện đã qua trong một năm, cùng nhau gói bánh và đón giao thừa trong tiếng nói cười rộn rã. Không khí chợ những ngày trước Tết lúc nào cũng nhộn nhịp, sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi, những nụ hoa đào còn đang e ấp. Em yêu vô cùng ngày tết quê hương em.
Đề bài (trang 56, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ Xôn xao mùa hè hoặc một bài thơ khác mà em đã đọc.
G: Em có thể:
+ Nêu những điều em yêu thích ở bài thơ (VD: các sự vật trong mùa hè được tả rất đáng yêu, ngộ nghĩnh,…); ý thơ hay, bài thơ có ý nghĩa,…; cách sử dụng từ ngữ độc đáo,…).
+ Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ (VD: yêu thích bài thơ, xúc động trước những câu thơ hay, hình ảnh đẹp,…).
Trả lời:
Có biết bao bài thơ hay nhưng em thích nhất bài Ngày khai trường của tác giả Nguyễn Bùi Vợi. Bài thơ kể về việc một bạn nhỏ đến dự lễ khai giảng. Hình ảnh để lại trong em nhiều ấn tượng là tiếng trống trường. Đó là âm thanh quen thuộc, gợi về bao kí ức học trò. Không khí vui tươi, sôi nổi của ngày khai trường đã bao trùm lên những câu thơ. Ở đó có bóng hình thầy cô, có những người bạn thân thương gắn bó, có áo trắng tung tăng, có khăn quàng đỏ rặng rỡ cả khoảng trời.. Bài thơ dễ hiểu nhưng gợi ra nhiều cảm xúc đẹp đẽ.