Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 trang 28, 29, 30, 31
Bài 1 (trang 28, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.
Ong bắt dế
Trời nắng gắt. Một con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh trên nền đất.
Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn để tìm kiếm. Nó đến trước một tổ dế, đảo quanh một lượt, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, lao nhanh xuống. Có tiếng ong kêu văng vẳng “i… i…” và tiếng đôi càng dế bật “pách… pách…” ở tận sâu, sâu lắm. Đột nhiên con dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra, nhảy rúc vào đám cỏ.
Ong xanh đuổi theo. Nó giương đôi răng rộng riết chặt lấy cái gáy cứng như áo giáp của con dế. Con dế nhe răng, bật càng đá hậu “tách… tách…” Ong dán mình trên lưng dế. Dế cứ thế cõng ong chạy!
Dế đã thấm mệt. Ong cong người rít lên “i… i…” rồi thò cái nọc dài, nhắm trúng cổ họng dế chích một phát. Con dế hung dữ bỗng chốc mềm nhũn ra, đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ ong mới buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở.
Ong cất cánh bay là là tìm lại cái lỗ dế ban nãy. Rồi nó ra sức vỗ cánh kéo sền sệt con mồi trên mặt đất. Đến cái tổ cũ, nó kéo dễ xuống. Ong ở dưới đó một lúc lâu, đẻ trứng lên mình dế, tiêm thêm nọc bắt dế “ngủ” cho đến ngày ấu trùng ông nở ra là có thức ăn ngay. Trở lên, ong cào đất lấp lỗ lại, lấy đầu nén đất cửa tổ nhiều lần rồi bay đi.
Nó bay dưới ánh mặt trời xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Nó không biết là nó đã góp phần bảo vệ những vườn rau.
(Thep Vũ Tú Nam)
Dế cụ: dến lớn, cường tráng và khôn ngoan.
Ấu trùng: giai đoạn mới nở từ trứng của một số loài (ong bướm, ruồi muỗi, ếch nhái,…) có hình dáng và đời sống khác hẳn lúc trưởng thành.
Trả lời:
Em đọc văn bản, chú ý các từ ngữ khó: ấu trùng, dế cụ,…
Bài 2 (trang 28, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết Đ nếu đúng, S nếu sai:
a. Con ong xanh đi lùng bắt dế giữa một trưa nắng gắt. |
|
b. Ong phát hiện ra tổ dế khi bay trên một vườn ớt xanh biếc. |
|
c. Ong chui vào tổ dế, đuổi bắt dế trong hang. |
|
d. Dế tìm được một ngách khác, đội đất chui ra, nhảy rúc vào đám cỏ. |
|
e. Dế rất khỏe và hung dữ nhưng ong không chịu thua. |
|
g. Ong làm cho con dế mệt rồi đốt vào chỗ hiểm. |
|
h. Ong giam dế trong tổ, bắt dế phải ngủ để trông coi ong non. |
|
i. Ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau. |
|
Trả lời:
a. Con ong xanh đi lùng bắt dế giữa một trưa nắng gắt. |
Đ |
b. Ong phát hiện ra tổ dế khi bay trên một vườn ớt xanh biếc. |
S |
c. Ong chui vào tổ dế, đuổi bắt dế trong hang. |
Đ |
d. Dế tìm được một ngách khác, đội đất chui ra, nhảy rúc vào đám cỏ. |
Đ |
e. Dế rất khỏe và hung dữ nhưng ong không chịu thua. |
Đ |
g. Ong làm cho con dế mệt rồi đốt vào chỗ hiểm. |
Đ |
h. Ong giam dế trong tổ, bắt dế phải ngủ để trông coi ong non. |
S |
i. Ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau. |
Đ |
Bài 3 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trả lời câu hỏi:
a. Theo em, vì sao con ong thắng con dế?
b. Vì sao nói con ong xanh bắt dế là góp phần bảo vệ những vườn rau.
c. Em đã từng quan sát hiện tượng “tò vò nuôi nhện” chưa? Từ bài Ong bắt dế và tham khảo thêm sách báo, mạng in-to-nét, hãy bác bỏ câu chuyện “tò vò nuôi nhện” nói ở bài ca dao quen thuộc dưới đây:
Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào
Trả lời:
a. Con ong thắng con dế vì kiên trì và hung bạo.
b. Con ong xanh bắt dế là góp phần bảo vệ những vườn rau vì dế là loài côn trùng ăn tạp, nó ăn và phá hết các loại cây trong vườn.
c. Ca dao Việt Nam có những câu:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?
Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng "quện nhau đi"- có nghĩa là hết đời.
Như vậy, nhện hoàn toàn không phải là con vật được làm ơn rồi vô ơn, bội bạc mà nó là nạn nhân của tò vò. Đó là tập tính sống của tò vò.
Bài 1 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Cho biết trong mỗi trường hợp sau, từ ong được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. Loài ong diệt trừ sâu bọ và giúp hoa thụ phấn.
b. Cô ấy mặc kệ những lời ong tiếng ve.
c. Người xưa coi “thắt đáy lưng ong” là vẻ đẹp chuẩn của phụ nữ.
Các trường hợp từ ong mang nghĩa gốc: |
|
Các trường hợp từ ong mang nghĩa chuyển: |
Trả lời:
Các trường hợp từ ong mang nghĩa gốc: |
- Loài ong diệt trừ sâu bọ và giúp hoa thụ phấn |
Các trường hợp từ ong mang nghĩa chuyển: |
- Cô ấy mặc kệ những lời ong tiếng ve - Người xưa coi “thắt đáy lưng ong” là vẻ đẹp chuẩn của phụ nữ. |
Bài 2 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dùng từ đã cho điền vào chỗ trống.
Bụng, râu, răng, cổ, họng, chân, càng
a. Cái lưỡi cưa này……. đã cùn
b. Những sợi………. ngô non tơ ánh hồng trong nắng.
c. Khi mở nút nhớ giữ chặt……… chai.
d. ………. dế vừa để nhảy vừa là vũ khí tự vệ.
e. ……….. rác của tòa cao ốc đang bị tắc.
g. Dưới………… núi lúp xúp một vài ngôi nhà dựng tạm.
h. Thằng bé ôm………………. cười như nắc nẻ.
Trả lời:
a. Cái lưỡi cưa này răng đã cùn
b. Những sợi râu ngô non tơ ánh hồng trong nắng.
c. Khi mở nút nhớ giữ chặt cổ chai.
d. Càng dế vừa để nhảy vừa là vũ khí tự vệ.
e. Họng rác của tòa cao ốc đang bị tắc.
g. Dưới chân núi lúp xúp một vài ngôi nhà dựng tạm.
h. Thằng bé ôm bụng cười như nắc nẻ.
Bài 3 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Chia các từ đã điền vào trong câu ở bài tập 2 thành 2 loại:
a. Những từ mang nghĩa gốc:……..
b. Những từ mang nghĩa chuyển:…………
Trả lời:
a. Những từ mang nghĩa gốc: càng, bụng.
b. Những từ mang nghĩa chuyển: răng, râu, cổ, họng, chân.
Bài 4 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đặt câu với từ tay theo mỗi trường hợp sau:
a. Từ tay mang nghĩa gốc:………….
b. Từ tay mang nghĩa chuyển: ………….
Trả lời:
a. Từ tay mang nghĩa gốc:
Em nắm chặt tay mẹ đi qua đường.
b. Từ tay mang nghĩa chuyển:
Tay nắm cửa của nhà em đã hỏng từ sáng.
Bài 1 (trang 30 - 31, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc từng trích đoạn sau đây và thực hiện yêu cầu.
a. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên thơ mộng, êm đềm.
Đêm trăng sáng
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên nhành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
(Thạch Lam)
b. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên dữ dội, nguy hiểm.
Thác nước trên sông Đà
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Tiếng thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu dã cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
(Theo Nguyễn Tuân)
Trả lời:
a.
Đêm trăng sáng
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên nhành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
(Thạch Lam)
b.
Thác nước trên sông Đà
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Tiếng thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
(Theo Nguyễn Tuân)
Bài 2 (trang 31, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Chọn 1 trong 2 đề sau:
a. Viết đoạn văn miêu tả một cảnh thiên nhiên thơ mộng (bản làng trong thung lũng, ngôi làng bên dòng sông, khu rừng thông tĩnh mạch,…)
b. Viết đoạn văn miêu tả một cản thiên nhiên dữ dội, nguy hiểm (vực sâu, ghềnh thác, đường đèo,…)
Trả lời:
a.
* Đoạn văn tham khảo:
Ở quê em có một ngọn núi rất đẹp và hùng vĩ, tên là núi Thần Đinh. Giữa vùng rừng xanh, ngọn núi ấy sừng sững suốt bao năm tháng. Nó cao đến mức, phần ngọn núi lẩn khuất trong chân mây. Giống như đỉnh núi đang đội một chiếc mũ mây. Toàn bộ ngọn núi là đủ các cây cối cao lớn, xanh tốt quanh năm. Phía dưới thì là các loại cây bụi, cây leo. Chúng mọc đan xen vào nhau dày đặc đến mức các tia nắng mặt trời gần như không thể chiếu xuống mặt đất. Đi lên núi, khắp mặt đất là một lớp dày lá cây khô rơi rụng, cảm giác như đang đi ở trên mây vậy. Với vẻ đẹp hùng vĩ lại bí ẩn, hoang sơ, ngọn núi Thần Đinh thực sự là nơi mà em yêu thích nhất trên quê hương mình.
b.
* Đoạn văn tham khảo:
Cứ vào khoảng tháng 7, tháng 8, khi mùa mưa lũ đến, tất cả những người dân sống ven sông lại thấp thỏm, lo sợ những trận lụt không báo trước. Không ai có thể địch lại sức mạnh của thiên nhiên. Dòng sông Hồng trong mùa lũ cũng khoác lên mình một bộ mặt và dáng vẻ khác. Nó như người say với khuôn mặt đỏ bừng, giận dữ cuộn phù sa đục ngầu. Con sông dường như quên đi bộ mặt hiền lành, nó giận dữ với những đợt sóng cuộn lên. Nước Sông dâng lên cao, ngập hết cả bãi Giữa, chẳng còn thấy những bãi ngô quen thuộc. Nước sông ngập mênh mông cả một vùng. Nhìn đâu cũng chỉ thấy nước. Những ngôi nhà ven sông cũng bị nhấn chìm. Từng đợt sóng cuộn lên, sủi bọt. Nó chẳng khác gì con thủy quái với bộ mặt đỏ dữ tợn, nuốt chửng mọi thứ vào lòng sông và cuốn trôi. Những ngày lũ, chẳng có chiếc thuyền nào dám đi lại trên sông. Ai cũng nhìn con sông với dáng vẻ lo sợ, họ khẽ rùng mình. Họ cũng không hiểu sao dòng sông lại thay đổi nhanh như thế. Những đợt sóng mạnh, đánh vào đê ầm ầm. Những chiếc cần cẩu, xe tải chở đá đến đắp đê, ngăn cản dòng nước lũ. Bộ đội cũng được huy động đến giữ đê. Họ đứng trong mưa gió, sẵn sàng làm mọi việc để giữ đê, bảo vệ nhân dân. Mọi người chỉ biết cầu mong lũ sớm qua đi, trả lại cho dòng sông vẻ hiền lành, duyên dáng đáng yêu vốn có của nó.