Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 12 trang 42, 43, 44
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 trang 42, 43, 44 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 12 trang 42, 43, 44
Bài 1 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc:
TẬP VIẾT VĂN KHÔNG KHÓ
Hồi tôi học lớp Bốn, ai cũng khen tôi ngoan và học giỏi. Chỉ tự tôi mới biết mình học văn không tốt lắm vì tôi cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được khen, đều do tôi lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng.
Thế rồi, đến một hôm, trong tiết học văn, cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp. Tôi chép để vào vở rồi bắt đầu viết, nhưng loay hoay mãi chẳng nghĩ được câu nào. Nhìn trước, nhìn sau, thấy bạn nào cũng cắm cúi viết, có bạn viết lia lịa. Hết giờ mà trang giấy của tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ "Bài làm". Tôi xấu hổ, không dám nộp bài. Cô giáo hỏi lí do vì sao. Tôi ấp úng rồi nói thật với cô. Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các bạn chê cười, thì tôi lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo:
- Viết văn không khó như em nghĩ đâu. Chỉ cần em mong muốn và quyết tâm, cô nhất định sẽ giúp em tự mình viết được những bài văn hay đấy!
Nghe những lời đó, trong lòng tôi như có một khung trời mới.
Hôm đó, sau giờ học, tôi được cô giải thích về cấu trúc một bài văn, về nội dung các phần mở bài, thân bài và kết bài. Cô hướng dẫn tôi cách viết đoạn văn. Tôi hiểu được ý nghĩa câu mở đoạn, câu kết đoạn. Tối hôm đó, cô giao riêng cho tôi một bài tập về nhà "Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây hoa mà em yêu thích. Tôi đã viết theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài giản tiếp mà cô gợi ý. Tuy câu chữ còn gượng gạo, nhưng tôi vẫn nhận được lời khích lệ từ cô.
Cứ như vậy, vâng lời cô, tôi tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt. Giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu,... tôi chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và mở rộng kiến thức. Tôi không ngại khi xung phong đặt câu với từ ngữ cho trước, hay khi cô gọi phát biểu cảm nhận của mình trước một nhân vật hay sự việc nào đó. Đấy chính là bước khởi đầu giúp tôi tự tin khi viết những mạch văn đầy cảm xúc.
Đến bây giờ, tôi không còn sợ viết văn nữa. Còn bạn thì sao?
(Hà Thanh Huyền)
Trả lời:
Em đọc văn bản, chú ý các từ dễ đọc sai như: lia lịa, gượng gạo,…
Bài 2 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Ngày học lớp Bốn, bạn nhỏ là người thế nào?
- Theo sự đánh giá của mọi người: …………………………………………………………
- Thực tế: …………………………………………………………………………………..
Trả lời:
- Theo sự đánh giá của mọi người: được mọi người khen ngoan và học giỏi.
- Thực tế: tự biết, mình học văn không tốt lắm vì cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được khen đều do bạn nhỏ lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng.
Bài 3 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Sự việc gì khiến bạn nhỏ bắt đầu có tư tưởng thay đổi cách học văn?
Trả lời:
- Sự kiện khiến bạn nhỏ bắt đầu có tư tưởng thay đổi cách học văn:
+ Cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp nhưng bạn nhỏ không viết được mà nộp giấy trắng.
+ Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các bạn chê cười thì bạn nhỏ lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo.
Bài 4 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Bạn nhỏ đã làm những gì để có thể tự mình viết được “những mạch văn đầy cảm xúc”?
Trả lời:
Những việc bạn nhỏ làm để có thể tự mình viết được “những mạch văn đầy cảm xúc”:
+ Chăm chỉ viết mở bài bằng hai cách theo hướng dẫn của cô.
+ Tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt, giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu.
+ Chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và mở rộng kiến thức.
+ Không ngại khi xung phong hay khi cô mời phát biểu bài.
Bài 5 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Em học được điều gì qua câu chuyện học viết văn của bạn nhỏ?
Trả lời:
- Qua câu chuyện học viết văn của bạn nhỏ, em học được bài học: Mọi khó khăn và nỗi sợ đều có thể vượt qua, chỉ cần ta quyết tâm và nỗ lực không ngừng.
Bài 6 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Những kinh nghiệm nào dưới đây của bạn nhỏ có thể giúp ích cho em trong công việc học viết văn?
A. Lựa chọn và chép văn mẫu.
B. Nắm vững cấu trúc, dàn ý của thể loại bài.
C. Luyện viết thành thạo đoạn văn theo chủ đề.
D. Tích cực đọc và ghi chép các tư liệu.
Trả lời:
- Đáp án: B, C, D.
Bài 1 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nêu 4 công dụng của dấu gạch ngang.
Trả lời:
- 4 công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu phần chú thích; đánh dấu lời nói trực tiếp; đánh dấu các ý trong đoạn văn liệt kê; nối các từ ngữ trong một liên danh.
Bài 2 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nối đoạn văn với ý nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn đó.
a. Hà Nội – Huế - Sài Gòn là bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân (phổ thơ Lê Nguyên) được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. |
|
Đánh dấu tất cả các ý trong đoạn liệt kê |
b. Nhà văn An-đéc-xen đã cho ra đời một loạt tác phẩm làm xúc động hàng triệu trẻ em trên thế giới: - Cô bé bán diêm - Vịt con xấu xí - Chú lính chì dũng cảm -… (Phan Thế Quân tổng hợp) |
Nối các từ ngữ trong một liên danh |
|
c. Một hôm, cậu mạnh dạn đến hỏi thầy: - Tại sao thầy luôn bắt em vẽ trứng thế ạ? Thầy giáo nói: - Em đừng nghĩ vẽ trứng là đơn giản và dễ dàng. Trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra 2 quả hoàn toàn giống nhau… (Khổ luyện thành tài) |
Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu |
|
Nhà bác học I-sác Niu-tơn – người đã có những cống hiện vĩ đại cho nhân loại “người vượt lên trên tất cả mọi thiên tài” – thưở nhỏ lại là một cậu bé tinh nghịch, từng bị mắng và đoán tương lai sẽ chẳng ra gì. |
Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật |
Trả lời:
Bài 3 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dấu gạch ngang nào dưới đây được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu?
Một bữa, Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình (1)- một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số. Ông đang phải kiểm tra số sách. Pa-xcan nghĩ thầm:
(2)– Những dây tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!
Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt loé lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.
(3)– Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. – Pa-xcan nói.
Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)
Trong đoạn văn trên, các dấu gạch ngang. chú thích trong câu. được dùng để đánh dấu bộ phận
Trả lời:
- Đáp án: dấu gạch ngang (1)
Bài 4 (trang 44, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết 2 – 3 câu nói về một nhà bác học, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu?
Trả lời:
* Đoạn văn tham khảo:
Lê Qúy Đôn – con của tiến sĩ Lê Phú Thứ – là nhà bác học có kiến thức uyên bác và trí nhớ tuyệt vời. Ông nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lạ và 14 tuổi đã học được hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi ông đỗ giải Nguyên, sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình.
Đề bài (trang 44, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm ý cho đề văn sau: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Mở đầu |
Giới thiệu khái quát về câu chuyện: - Tên câu chuyện: - Tên tác giả: - Ấn tượng chung về câu chuyện: |
Triển khai |
Kể tóm tắt nội dung câu chuyện: |
Nêu tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện: | |
Kết thúc |
Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: |
Trả lời:
Mở đầu |
Giới thiệu khái quát về câu chuyện: - Tên câu chuyện: Con Rồng cháu Tiên - Tên tác giả: - Ấn tượng chung về câu chuyện: Câu chuyện gợi cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. |
Triển khai |
Kể tóm tắt nội dung câu chuyện: Lạc Long Quân, con trai của thần Long nữ, Âu Cơ - thần Nông, đã gặp nhau và kết duyên. Họ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con khôi ngô tuấn tú. Khi Lạc Long Quân phải trở về cai trị vùng sông nước, họ quyết định để 50 người con theo cha và 50 người con theo mẹ. Vua Hùng, người lập nước Văn Lang, là người con trưởng đi theo Âu Cơ. Truyện nói về nguồn gốc của 54 dân tộc anh em, là biểu tượng niềm tự hào dân tộc Việt về Con rồng cháu tiên. |
Nêu tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện: em rất yêu thích câu chuyện. | |
Kết thúc |
Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. |