Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 17 trang 61, 62, 63, 64


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 trang 61, 62, 63, 64 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 17 trang 61, 62, 63, 64

Tiết 1 (trang 61, 62)

Bài 1 (trang 61, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc:

NGƯỜI KÉP ĐÓNG HỔ

Anh kép đóng hổ tự dưng bỏ đi. Tích Võ Tòng phải ngừng diễn. Vai hổ không phải vai chính, vậy mà khó, chẳng tìm ra người thay.

Ông bầu cho vài người diễn thử nhưng không ra làm sao cả, hồ không ra hồ, chó không ra chó, cứ ục ịch, lóng ngóng, hoặc lại chồm chồm nhảy nhót, rõ ra hổ giả, mặc dù bộ da hồ là thật, ông bầu đã phải mua lại của một người Nùng ở Lạng Sơn.

Tích Võ Tòng phải ngừng, thế mà hôm nào khán giả cũng hỏi:

- Hôm nay có diễn Võ Tòng không?

Nhưng nếu diễn với vai hổ mới thay thì cứ đến đoạn hổ ra, vừa múa được vài đường là họ lại la ó lên:

- Hồ làm sao thế? Hồ cũ đâu rồi?

Nhiều người bỏ về, có ông còn đòi lấy lại tiền!

Bỗng một hôm có một người đàn ông đến gặp ông bầu. Người ấy gầy gò, xanh xao nhưng rắn rỏi, thái dương anh có một vết sẹo lớn:

- Có phải rạp đang cần một người đóng hổ?

- Đúng thế.

- Tôi đóng được.

- Anh là kép hát?

- Không. Nhưng tôi đóng được vai hổ. Tôi đã từng bị hồ vố. Ông cứ nhìn những vết sẹo trên trán tôi đây.

- Anh làm sao mà thoát được?

- Tôi đánh nó bị thương rồi leo lên một cái cây. Con hổ ngồi dưới đợi suốt ba ngày đêm, gầm gừ gào thét. Sau cùng đói quá nó phải bỏ đi.

- Nhưng anh có biết rằng đóng vai hồ trên sân khấu không phải là bắt chước y như con hổ thật. Phải múa theo nhạc, giống thật mà lại phải hay, phải đẹp.

- Tôi hiểu.

- Mai anh diễn thử. Nếu được, tôi sẽ nhận anh.

Suốt ngày hôm sau, người khách lạ tập với anh kép đóng Võ Tòng. Ông bầu từ kinh ngạc chuyển sang mừng rỡ. Ông vội cho người dán quảng cáo diễn tích Võ Tòng đả hổ.

(Theo Lưu Quang Vũ)

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Tiết 1 trang 61, 62 (Dành cho buổi học thứ hai)

Kép: nghệ sĩ nam đóng vai trong các vở kịch hát hoặc người đệm đàn cho ca nữ hát thời xưa.

Bầu: người làm chủ hoặc người đỡ đầu một gánh hát, một đội thể thao, một ca sỹ.

Tích: câu chuyện đời xưa mà vở diễn dựa vào, tên câu chuyện thường cũng là tên vở diễn. Tích Võ Tòng: nói tắt của tích Võ Tòng đả hổ, cũng là tên vở diễn.

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các từ ngữ khó và các tên riêng, địa danh,…

Bài 2 (trang 62, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết Đ nếu đúng, S nếu sai:

a. Vai hổ chỉ là một vai phụ trong vở Võ Tòng đả hổ

 

b. Trong vở Võ Tòng đả hổ, đóng vai hổ không phải là khó.

 

c. Vở Võ Tòng đả hổ phải ngừng diễn vì không ai đóng được vai hổ.

 

d. Người khách lạ xin đóng vai hổ có vóc dáng như một mãnh hổ (hổ dữ).

 

e. Người khách lạ xin đóng vai hổ từng đánh nhau với hổ.

 

g. Điệu bộ con hổ trên sân khấu phải giống y như con hổ thật.

 

h. Điệu bộ con hổ rên sân khấu phải vừa giống vừa khác con hổ thật.

 

i. Kết quả tập đóng vai hổ của người khách lạ khiến ông bầu hết sức hài lòng.

 

Trả lời:

a. Vai hổ chỉ là một vai phụ trong vở Võ Tòng đả hổ

Đ

b. Trong vở Võ Tòng đả hổ, đóng vai hổ không phải là khó.

S

c. Vở Võ Tòng đả hổ phải ngừng diễn vì không ai đóng được vai hổ.

Đ

d. Người khách lạ xin đóng vai hổ có vóc dáng như một mãnh hổ (hổ dữ).

S

e. Người khách lạ xin đóng vai hổ từng đánh nhau với hổ.

Đ

g. Điệu bộ con hổ trên sân khấu phải giống y như con hổ thật.

S

h. Điệu bộ con hổ rên sân khấu phải vừa giống vừa khác con hổ thật.

Đ

i. Kết quả tập đóng vai hổ của người khách lạ khiến ông bầu hết sức hài lòng.

Đ

Bài 3 (trang 62, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trả lời câu hỏi:

a. Vì sao ông bầu không tìm được một người đóng vai hổ thay người kép cũ?

b. Theo em, vì sao người khách lạ đóng vai hổ thành công?

c. Viết 4 – 5 dòng kể lại buổi biểu diễn Võ Tòng đả hổ theo tưởng tượng của em.

Trả lời:

a. Ông bầu không tìm được một người đóng vai hổ thay người kép cũ vì khi ông bầu cho người lên diễn thử thì hổ không ra hổ, chó không ra chó, cứ ục ịch, lóng ngóng hoặc lại chồm chồm nhảy nhót, rõ ra hổ giả mặc dù bộ da hổ là thật.

b. Người khách lạ đóng vai hổ thành công vì ông ta từng bị hổ vồ, từng đánh nhau với hổ.

c.

Hôm trước em được cùng bố mẹ đi xem buổi biểu diễn Võ Tòng đả hổ vô cùng hấp dẫn. Em còn nhớ đó là cuộc đối đầu ác liệt giữa Võ Tòng và con hổ hung dữ đang đi tìm mồi. Con hổ vồ lấy người, Võ Tòng cũng lấy hết sức bình sinh mà đánh lại. Cứ như thế, lăn đi lăn lại không biết bao nhiêu lần, có lúc ngỡ như Võ Tòng đã chết dưới sự hung ác của mãnh hổ vậy nhưng ông lại là người chiến thắng. Tay không tấc sắt, Võ Tòng đã đánh chết con hổ dữ và bảo toàn tính mạng cho mình.

Tiết 2 (trang 63, 64)

Bài 1 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới các kết từ trong đoạn trích sau:

TỤC KẾT CHẠ VỚI HÁT QUAN HỌ

Xứ Bắc có mật độ kết chạ đậm đặc vào bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tục kết chạ giữa các làng xã được xem là nguồn gốc của hát quan họ.

Các cụ ở lũng Giang và Tam Sơn kể rằng xưa người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hoá về để làm đình. Bè đi trên sông Tiêu Tương đến địa phận Tam Sơn thì bị mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông để cứu giúp. Từ đấy hai bên kết chạ với nhau, khi có việc đều báo cho nhau biết và dân làng kia cử đại diện sang viếng hoặc mừng. Những dịp hội hè đình đám, người ta mời nhau đến hò hát cầu vui, trai làng này hát với gái làng kia. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài hát cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là quan họ.

(Theo Lê Danh Khiêm)

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Tiết 1 trang 63, 64 (Dành cho buổi học thứ hai)

Xứ Bắc: một trong bốn xứ (Đông, Nam, Đoài, Bắc) thời xưa, ở về phía đông bắc kinh đô Thăng Long, bao gồm chủ yếu hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.

Trả lời:

TỤC KẾT CHẠ VỚI HÁT QUAN HỌ

Xứ Bắc có mật độ kết chạ đậm đặc vào bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tục kết chạ giữa các làng xã được xem là nguồn gốc của hát quan họ.

Các cụ ở lũng Giang và Tam Sơn kể rằng xưa người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hoá về để làm đình. Bè đi trên sông Tiêu Tương đến địa phận Tam Sơn thì bị mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông để cứu giúp. Từ đấy hai bên kết chạ với nhau, khi có việc đều báo cho nhau biết dân làng kia cử đại diện sang viếng hoặc mừng. Những dịp hội hè đình đám, người ta mời nhau đến hò hát cầu vui, trai làng này hát với gái làng kia. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài hát cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là quan họ.

(Theo Lê Danh Khiêm)

Bài 2 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền kết từ thích hợp để hoàn chỉnh câu.

a. Chú tôi rất thích xem tranh trừu tượng……… không hiểu mấy.

b. Bạn tôi không quan tâm……… âm nhạc………. thích hội họa.

c. Bác lam mua sách…… trưng bày.

d. Tôi thích Thế giới động vật…. em tôi……….. thích hoạt hình.

Trả lời:

a. Chú tôi rất thích xem tranh trừu tượng nhưng không hiểu mấy.

b. Bạn tôi không quan tâm tới âm nhạc nhưng thích hội họa.

c. Bác lam mua sách trưng bày.

d. Tôi thích Thế giới động vật nhưng em tôi lại thích hoạt hình.

Bài 3 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dùng các kết từ (in nghiêng) để đặt câu theo mẫu đã cho.

Kết từ

Đặt câu

Bạn ấy học giỏi nhưng kiêu căng

 

Ngôi nhà này nhỏ nhưng có vườn.

 

Tôi nói mãi nó không nghe.

 

Tôi sẽ tặng quyển sách bạn thích.

 

Trả lời:

Kết từ

Đặt câu

Bạn ấy học giỏi nhưng kiêu căng

Bạn ấy gầy nhưng rất khỏe.

Ngôi nhà này nhỏ nhưng có vườn.

Cái xe cũ nhưng đi rất tốt.

Tôi nói mãi nó không nghe.

Tôi dỗ dành mãi mà nó vẫn khóc.

Tôi sẽ tặng quyển sách bạn thích.

Chúng tôi ăn kem mà Lan thích.

Bài 4 (trang 64, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền kết từ rồi giải đố.

a. Mặt……….. có, mắt miệng không

…………….. khi lên tiếng sấm rung khác gì!

(Là ……………………..)

b. Cây gì ………… chẳng trổ hoa

Đậu quả bầu già cái cuống một dây

Tiếng kêu trầm bổng đắm say

Tay…….. gẩy đến ngất ngây lòng người.

(Là ………………………)

Trả lời:

a. Mặt thì có, mắt miệng không

Nhưng khi lên tiếng sấm rung khác gì!

(Là cái trống)

b. Cây gì chẳng trổ hoa

Đậu quả bầu già cái cuống một dây

Tiếng kêu trầm bổng đắm say

Tay gẩy đến ngất ngây lòng người.

(Là cây đàn bầu)

Tiết 3 (trang 64)

Bài 1 (trang 64, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Chọn một phim hoạt hình mà em thích, ghi vắn tắt các thông tin sau:

a. Tên phim:……………………………………………………………………………….

b. Nhân vật em yêu thích: ………………………………………………………………..

c. Chia câu chuyện của nhân vật thành các tình tiết (phần, khúc) hoặc các đặc điểm:

……………………………………………………………………………………………..

Trả lời:

a. Tên phim: Doraemon – Chú mèo máy đến từ tương lai

b. Nhân vật em yêu thích: Doraemon

c. Chia câu chuyện của nhân vật thành các tình tiết (phần, khúc) hoặc các đặc điểm:

+ Doraemon là chú mèo máy ở thế kỷ 22 được Nobi Nobito – cháu năm đời của Nobi Nobita gửi về để giúp đỡ Nobita trở nên tiến bộ và giàu có. Mục đích để cải thiện hoàn cảnh của con cháu đời sau.

+ Doraemon với chiếc túi thần kì ở hiện tại để giúp đỡ Nobita nhưng lại luôn khiến những bảo bối trở thành vật chiều hư và khiến Nobita thất bại, phụ thuộc hơn.

Bài 2 (trang 64, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dựa vào các thông tin em đã tóm tắt trên đây, viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình em thích (chọn một tình tiết, một đặc điểm, hoặc kết hợp cả hai; có thể so sánh nhân vật trong phim với trong truyện).

Trả lời:

Xem bộ phim hoạt hình Doraemon, em rất thích nhân vật chú mèo máy Doraemon. Chú có vẻ ngoài đáng yêu và mũm mĩm vô cùng với cái đầu, đôi tay và bàn chân tròn xoe. Chú có một trái tim tốt bụng, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè của mình, đặc biệt là cậu bé Nobita. Tuy là mèo máy, nhưng chú vẫn có đầy đủ tính cách, cảm xúc như con người, với nỗi sợ chuột, thích ăn bánh rán. Điều mà em thích nhất, là chiếc túi thần kì với biết bao bảo bối đến từ thế giới tương lai của Doraemon. Biết bao điều tưởng chừng chỉ là tưởng tượng, thì các bảo bối đều có thể thực hiện được. Doraemon luôn đem đến tiếng cười và niềm vui cho em mỗi lần xuất hiện cho bộ phim, nên em yêu thích nhân vật này lắm.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: