Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 3 trang 11, 12, 13, 14


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 trang 11, 12, 13, 14 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 3 trang 11, 12, 13, 14

Tiết 1 (trang 11, 12)

Bài 1 (trang 11, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.

Chuyện cổ tích về loài người

(trích)

Trời sinh ra trước mắt

Chỉ còn là trẻ con

Trên trái đất trụi trần

Không dáng cây ngọn cỏ

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ

Rộng lắm là mặt bể

Dài là con đường đi

Núi thì xanh và xa

Hình tròn là trái đất…

Chữ bắt đầu có trước

Rồi có ghế có bàn

Rồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to

“Chuyện loài người” trước nhất.

(Xuân Quỳnh)

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Tiết 1 trang 11, 12 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các từ ngữ khó, chủ yếu ngắt nhịp 3/2,…

Bài 2 (trang 11, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dựa vào tưởng tượng của tác giả ở khổ thơ thứ nhất, viết 2 – 3 câu tả cảnh trái đất buổi đầu.

Trả lời:

Thuở đầu, trái đất là một hành tinh trụi trần và chỉ có trẻ con. Nhưng nơi đây nhuốm màu tăm tối nên mắt trẻ con dù sáng cũng chẳng nhìn thấy gì. Bởi vậy, mặt trời đã lên cao, tỏa ánh sáng tới vạn vật và cũng để cho trẻ con có thể nhìn ngắm thế gian.

Bài 3 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Sau khi trẻ con được sinh ra, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra tiếp theo? Những sự vật, hiện tượng đó xuất hiện có vai trò, ý nghĩa gì?

Thứ tự

Sự vật, hiện tượng

Vai trò, ý nghĩa

1

Mặt trời

Nhô lên cao cho trẻ con nhìn thấy rõ







Trả lời:

Thứ tự

Sự vật, hiện tượng

Vai trò, ý nghĩa

1

Mặt trời

Nhô lên cao cho trẻ con nhìn thấy rõ

2

Mẹ

Mẹ mang tình yêu, lời ru và bế bồng chăm sóc trẻ con

3

Bố

Để cho trẻ hiểu biết, biết ngoan, biết nghĩ

4

Chữ, ghế, bàn, lớp, trường và thầy giáo

Để dạy trẻ em học

Bài 4 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Qua lời thơ, tác giả giúp em cảm nhận được gì về những điều mà mọi người, mọi vật dành cho trẻ con?

Trả lời:

Qua lời thơ, tác giả giúp em cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm mà mọi người, mọi vật dành cho trẻ con.

Bài 5 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Theo em, bài thơ muốn nói điều gì qua chi tiết trẻ em được sinh ra trước nhất?

Trả lời:

Qua chi tiết trẻ em được sinh ra trước nhất, bài thơ muốn nói: trẻ em là biểu tượng của tự tươi mới và tiềm năng. Để trẻ có thể phát triển và trưởng thành, cần có môi trường tốt lành và tình yêu thương.

Bài 6 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nêu cảm xúc của em khi đọc bài thơ?

Trả lời:

Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh thực sự là một tác phẩm thơ đầy tương tác và sâu sắc, lấy góc nhìn trong trẻo và hồn nhiên của một đứa trẻ nhỏ để khám phá nguồn gốc và giá trị của cuộc sống. Bài thơ này không chỉ là một câu chuyện cổ tích mà còn là một thông điệp về tình yêu thương, quan tâm và trách nhiệm của chúng ta đối với thế hệ trẻ. Bài thơ bắt đầu bằng việc thiết lập trẻ nhỏ là người đầu tiên xuất hiện trên trái đất này. Trẻ nhỏ được miêu tả như một biểu tượng của sự tươi mới và tiềm năng. Để trẻ em có thể phát triển và trưởng thành, cần có môi trường tốt lành và yêu thương. Đó là lý do tại sao ánh sáng, biển trời, cây cối, cỏ hoa xuất hiện - để tạo ra một thế giới tươi đẹp cho trẻ em phát triển. Nhà thơ Xuân Quỳnh tiếp tục thể hiện tầm quan trọng của gia đình và giáo dục trong cuộc sống của trẻ em. Bố mẹ, ông bà, thầy cô được nhắc đến như những người có trách nhiệm chăm sóc và hướng dẫn trẻ em. Điều này nhấn mạnh rằng sự yêu thương và sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em là quan trọng như ánh sáng và không khí đối với cây cỏ. Bài thơ này thể hiện tình cảm đầy sâu sắc và yêu thương đối với thế hệ trẻ và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải bảo vệ và nuôi dưỡng tương lai của chúng ta. Nó khám phá một góc nhìn đầy tinh tế về nguồn gốc của mọi thứ và tạo nên một thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của trẻ em trong xã hội.

Tiết 2 (trang 12, 13)

Bài 1 (trang 12, 13 Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới những từ dùng để xưng hô trong truyện ngụ ngôn dưới đây:

Chuột nhà và chuột đồng

Một lần, chuột nhà từ thành phố ra thăm chuột đồng. Chuột đồng sống ở ngoài ruộng, đem hết ngô, lúa, dỗ, lạc,.. ra thết đãi chuột nhà. Chuột nhà bảo:

- Cô ăn uống đạm bạc quá! Hôm nào cô đến chơi xem chúng tôi sống ra sao.

Chuột đồng đến thành phố. Chuột nhà liền dẫn khách từ khe hở vào phòng ăn, leo lên bàn. Chuột đồng chưa bao giờ thấy đầy đủ thức ăn như vậy. Nó bảo:

- Chị nói đúng thật, cuộc sống của chúng tôi quả là tồi. Rồi tôi cũng phải chuyển ra sống ở thành phố thôi.

Thình lình, một người bước vào cửa và bắt đầu bắt chuột. Chủ, khách nhà chuột phải vất vả lắm mới chuồn được qua khe hở. Chuột đồng thở hổn hển, nói:

- Sống ngoài đồng ruộng dù không có món ăn ngon ngọt, nhưng tôi lại không phải sợ hãi đến nhường này!

(Ngụ ngôn Ê-dốp)

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Tiết 2 trang 12, 13 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Chuột nhà và chuột đồng

Một lần, chuột nhà từ thành phố ra thăm chuột đồng. Chuột đồng sống ở ngoài ruộng, đem hết ngô, lúa, dỗ, lạc,.. ra thết đãi chuột nhà. Chuột nhà bảo:

- ăn uống đạm bạc quá! Hôm nào đến chơi xem chúng tôi sống ra sao.

Chuột đồng đến thành phố. Chuột nhà liền dẫn khách từ khe hở vào phòng ăn, leo lên bàn. Chuột đồng chưa bao giờ thấy đầy đủ thức ăn như vậy. Nó bảo:

- Chị nói đúng thật, cuộc sống của chúng tôi quả là tồi. Rồi tôi cũng phải chuyển ra sống ở thành phố thôi.

Thình lình, một người bước vào cửa và bắt đầu bắt chuột. Chủ, khách nhà chuột phải vất vả lắm mới chuồn được qua khe hở. Chuột đồng thở hổn hển, nói:

- Sống ngoài đồng ruộng dù không có món ăn ngon ngọt, nhưng tôi lại không phải sợ hãi đến nhường này!

(Ngụ ngôn Ê-dốp)

Bài 2 (trang 13, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Chọn đại từ thay thế thích hợp điền vào chỗ trống trong câu:

vậy

đó

thế

đấy

a. Tôi thích đọc truyện từ bé. Em trai tôi cũng …..

b. Quê nội tôi ở vùng biển. Ở…….. có bãi cát rộng, phẳng lì.

c. Bà nội là đầu bếp giỏi. Vì……, chị em tôi luôn được thưởng thức những món ăn bà nấu.

Trả lời:

a. Tôi thích đọc truyện từ bé. Em trai tôi cũng thế.

b. Quê nội tôi ở vùng biển. Ở đó có bãi cát rộng, phẳng lì.

c. Bà nội là đầu bếp giỏi. Vì vậy, chị em tôi luôn được thưởng thức những món ăn bà nấu.

Bài 3 (trang 13, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền đại từ nghi vấn thích hợp vào chỗ trống trong truyện cười dưới đây:

Mới vào lớp 1

Buổi đầu tiên đến trường, cậu bé về khoe với bố mẹ:

- Cô giáo con xinh lắm ạ!

- Thế hôm nay cô giáo dạy con những……? – Người mẹ hỏi.

Cậu bé phụng phịu:

- Cô chẳng biết gì hết, toàn phải hỏi: “………….. có thể nói cho biết cô biết nào?”.

(Theo Học sinh cười)

Trả lời:

Buổi đầu tiên đến trường, cậu bé về khoe với bố mẹ:

- Cô giáo con xinh lắm ạ!

- Thế hôm nay cô giáo dạy con những ? – Người mẹ hỏi.

Cậu bé phụng phịu:

- Cô chẳng biết gì hết, toàn phải hỏi: “Ai có thể nói cho biết cô biết nào?”.

(Theo Học sinh cười)

Bài 4 (trang 13, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đặt 2 – 3 câu, trong đó có chứa đại từ thay thế.

Trả lời:

- Hôm nay Hoa được 8 điểm, nó vui lắm.

- Siêng năng là đức tính cần thiết và quý báu ở mỗi người. Có nó, ta sẽ được mọi n

Tiết 3 (trang 14)

Đề bài (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện em yêu thích theo một hoặc nhiều cách dưới đây:

- Sáng tạo thêm chi tiết.

- Thay đổi cách kết thúc.

- Đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.

Trả lời:

* Bài văn mẫu tham khảo:

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: