Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cháy
Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cháy
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một rượu X, thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Rượu X thuộc loại
A. rượu no hai chức, mạch hở. B. rượu no, mạch hở.
C. rượu no đơn chức, mạch hở. D. rượu no đa chức, mạch hở.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankanol X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol đơn chức X thu được VCO2 : VH2O = 3 : 4 (đktc). Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3,48 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 4,032 lít O2 (đktc). Vậy công thức phân tử của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankanol X cần hết 13,44 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 9 gam H2O. Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,68 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp thu được 27,84 gam hỗn hợp G gồm CO2 và H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol propylic thu được 1,4 mol CO2 và 2 mol H2O. Vậy giá trị của m là
A. 30,4. B. 24,8. C. 26,2. D. 31,8.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol propylic cần hết V lít O2 (đktc) thu được 2,6 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy giá trị của V là
A. 57,36. B. 35,84. C. 33.60. D. 44,80.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilenglicol và 0,2 mol ancol M thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 0,3 mol H2. Vậy ancol M là
A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C4H10O2.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O2, C3H8O2. B. C2H6O, CH4O. C. C3H6O, C4H8O. D. C2H6O, C3H8O.
Đáp án và hướng dẫn giải
1. D | 2. B | 3. C | 4. A | 5. D |
6. D | 7. A | 8. C | 9.B | 10. D |
Câu 2:
nCO2 = 0,1 mol ; nH2O = 0,15 mol => nancol = 0,05 mol => n = 2
Câu 3:
VH2O > VCO2 => ancol no đơn chức mạch hở
=> Vancol = 1 => n = 3
Câu 5:
nO2= 0,6 mol ; nH2O = 0,5 mol => 1,5n/(n+1) = 0,6/0,5 => n = 4
Câu 7:
nhh = 2 – 1,4 = 0,6 mol; m = 1,4.12 + 2.2 + 0,6.16 = 30,4 g
Câu 9:
gọi CT của M là: CnH2n+2Oa ; nCO2 = 35,2/44 = 0,8 mol ;
nH2O = 19,8/18 = 1,1 mol => nCO2(M) = 0,8 – 0,2 = 0,6 mol
=> n = 3. X tác dụng Na thu được 0,3 mol H2 => M là ancol 2 chức
Câu 10:
nM = 0,425 – 0,3 = 0,125 mol
=> n ̅ = 2,4; 0,25 mol M thu được mol H2 nhỏ hơn 0,15
=> ancol đơn chức no mạch hở
- Dẫn xuất halogen của hidrocacbon
- Ancol
- Phenol
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của dẫn xuất hiđrocacbon
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của dẫn xuất hiđrocacbon
- Tính chất hóa học của dẫn xuất halogen
- Bài tập trắc nghiệm Tính chất hóa học của dẫn xuất halogen
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ancol
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ancol
- Phản ứng của rượu với kim loại kiềm
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng của rượu với kim loại kiềm
- Phản ứng tách H2O
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tách H2O
- Phản ứng cháy
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng cháy
- Độ rượu – điều chế - nhận biết
- Bài tập trắc nghiệm Độ rượu – điều chế - nhận biết
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
- Tính chất hóa học của phenol
- Bài tập trắc nghiệm Tính chất hóa học của phenol