Phản ứng của rượu với kim loại kiềm


Phản ứng của rượu với kim loại kiềm

I. Phương pháp giải

- Cho ancol hoặc hỗn hợp ancol tác dụng với Na,K tạo thành muối ancolat + H2

R(OH)n + nNa → R(ONa)n + n/2H2

- Dựa vào tổng số mol giữa ancol và H2 để xác định số nhóm chức

- Nếu nH2 ≥ nancol → Ancol đa chức

Chú ý: nNa = 2nH2

- Nếu kim loại kiềm dư thì chúng sẽ phản ứng tiếp với nước để tạo ra khí H2

- Sự dụng các phương pháp: Tăng giảm khối lượng : 1mol Ancol → 1mol muối tăng 22 gam

+ Phương pháp bảo toàn khối lượng, Phương pháp trung bình.

II. Ví dụ

Bài 1: Hỗn hợp A chứa gixerol và một ancol đơn chức. Cho 20,30 gam A tác dụng với natri dư thu được 5,04 lít H2 ( đktc). Mặt khác 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 g Cu(OH)2. Xác định CTPT, Tính % về khối lượng của ancol đơn chức trong hỗn hợp A.

Trả lời

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Số mol gixerol trong 8,12 g A = 2 số mol Cu(OH)2 = 2. 1,96/98 = 0,04 mol

Số mol gixerol trong 20,3 g A: 0,04.20,3/ 8.12 = 0,1 mol

Khối lượng gixerol trong 20,3 g A là : 0,1.92 = 9,2 (g)

Khối lượng ROH trong 20,3 g A là:

20,3 – 9,2 =11,1(g)

2C3H5(OH)3 + Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2

2ROH + 2Na → RONa + H2

Số mol H2 = 0,15 + 0,5x = 0,225 → x = 0,15

Khối lượng 1 mol ROH: 11,1/0,15 = 74

R = 29; R là C4H9

CTPT: C4H10O

Phần trăm khối lượng C4H9OH = 11,1/20,3 .100% = 54,68%

%C2H5OH = 32,86%

b/ C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Khối lượng kết tủa = 0,1.331= 33,1(gam)