X

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án


Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần với 2 đề chọn lọc, mới nhất gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt 4.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 có đáp án

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10

Thời gian: 45 phút

A- Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 4, tập một ) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý )

(1) Truyện cổ nước mình từ Mang theo truyện cổ tôi đi đến Cho tôi nhận mặt ông cha mình – 8 câu )

TLCH: Hai câu thơ “Chỉ còn truyện cổ thiết tha / Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.” Ý nói gì ?

(2) Người ăn xin (từ Tôi chẳng biết làm cách nào đến Ông lão nói bằng giọng khản đặc )

TLCH: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng tại sao ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi,”?

(3) Tre Việt Nam (từ Lưng trần phơi nắng phơi sương đến xanh màu tre xanh )

TLCH: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao?

(4) Những hạt thóc giống (từ Mọi người đều sững sờ đến chú bé trung thực và dũng cảm này )

TLCH: Vì sao chú bé Chôm lại được vua truyền ngôi cho?

(5) Trung thu độc lập ( từ Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng đến nông trường to lớn, vui tươi )

TLCH: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Điều đó có ý nghĩa gì?

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Con chó Xôm và cậu chủ nhỏ

Pê-tơ-rô học ở lớp tôi. Cậu có một con chó tên là Xôm. Hằng ngày, cậu đến trường cùng con Xôm tin cẩn của mình. Con chó ngậm một cái túi nhỏ đựng đôi giày của chủ nó.

Trước kì nghỉ xuân, Pê-tơ-rô phải đi cùng bố mẹ đến một nơi rất xa. Họ không thể mang Xôm theo được. Pê-tơ-rô chỉ khẩn khoản xin các bạn một điều:

- Tớ sẽ để lại cái túi có đôi giày. Hằng ngày, các bạn cứ cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ của nó để nó đỡ buồn.

Chúng tôi đem Xôm về nhà Ni-cô-la và dựng một cái lều con gần trường cho Xôm để phòng khi mưa gió. Con chó rất buồn bã. Nhưng mỗi sáng, Ni-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi ngậm ở miệng thì nó trở nên rất vui vẻ và còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó ngỡ được đi gặp chủ cũ. Lúc đến trường, Ni-cô-la cầm túi vào lớp thì Xôm lặng lẽ nhìn cậu ta như muốn hỏi: “Pê-tơ-rô của nó bây giờ ở đâu?”

Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường. Trước cảnh đó, ai cũng muốn vuốt ve Xôm vì cảm thông với nỗi cô đơn của con vật. Trên đường về nhà, Xôm lại ngậm cái túi có đôi giày của Pê-tơ-rô. Con chó lại nhìn chủ mới như dò hỏi: “Pê-tơ-rô của nó ở đâu?”. Nhìn cảnh đó, ai nấy đều xúc động. Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm. Một lần, Xtê-pan đã nói:

- Này, chúng mình lừa dối nó làm gì nhỉ? Hãy để cái túi ở nhà, Ni-cô-la ạ! Cứ để Xôm biết sự thật rằng: chủ nó đã đi rất xa.

Chúng tôi đem chuyện này đến hỏi thầy giáo. Thầy trả lời:

- Đừng làm thế các em ạ! Hãy cứ để cho nó tin tưởng. Và như vậy, chắc nó sẽ sống thanh thản hơn. – Sau một phút im lặng, thầy nói tiếp: “Chính các em cũng cần học cách sống như vậy.”

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lười đúng

Câu 1: Trước khi phải cùng bố mẹ đi xa, Pê-tơ-rô khẩn khoản xin các bạn điều gì?

a- Đem Xôm đến nhà Ni-cô-la để chăm sóc chu đáo

b- Cho Xôm đến trường ngồi ở chỗ cũ để nó đỡ buồn

c- Cho Xôm biết tin Pê-tơ-rô đã cùng bố mẹ đi rất xa

Câu 2: Vì sao khi No-cô-la dẫn Xôm đến trường với cái túi, Xôm trở nên vui vẻ và mừng rỡ ?

a- Vì Xôm được đi học cùng với Ni-cô-la

b- Vì Xôm ngỡ được đi học cùng chủ cũ

c- Vì Xôm ngỡ được đi gặp người chủ cũ

Câu 3: Chi tiết “Nhiều bạn không đi cùng Ni-cô-la mà chỉ muốn đi cùng Xôm.” cho thấy điều gì?

a- Các bạn muốn chia sẻ nỗi cô đơn với Xôm

b- Các bạn muốn đem niêm vui đến cho Xôm

c- Các bạn chỉ muốn nói cho Xôm biết sự thật

Câu 4: Câu trả lời của thầy giáo ý nói gì?

a- Không biết sự thật thì sẽ sống thanh thản

b- Cần có niềm tin trong cuộc sống

c- Không biết sự thật thì sẽ luôn tin tưởng

Câu 5: Tiếng “ở” gồm những bộ phận nào?

a- Vần

b- Vần và thanh

c- Âm đầu và vần

Câu 6: Dùng từ nào dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu “Dòng sông chảy…giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.” ?

a- hiền lành

b- hiền từ

c- hiền hòa

Câu 7: Hai dòng nào dưới đây có từ không thuộc cách cấu tạo của các từ trong nhóm?

a- vắng vẻ, vắng lặng, văng vắng

b- mong đợi, mong mỏi, mong chờ

c- cuống quýt, cuống cuồng, luống cuống

Câu 8: Câu “Xôm cứ ngồi ở cửa lớp cho đến khi tan trường” có mấy động từ?

a- Một động từ ( đó là từ :………)

b- Hai động từ ( đó là các từ :………….)

c- Ba động từ ( đó là các từ :……………)

B- Kiểm tra viết

I- Chính tả nghe- viết (5 điểm)

Buổi sáng trên bờ biển

Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyến thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

(Bùi Hiển)

* Chú ý : HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài chính tả trên giấy kẻ ô li

II- Tập làm văn (5 điểm)

Kể lại câu chuyện (khoảng 12 câu) nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

A- Đọc (10 điểm)

I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

- Bước đầu thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 1 điểm (giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc : 0,5 điểm ; giọng đọc không thể hiện đúng cảm xúc : 0 điểm )

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút): 1 điểm (đọc khoảng 2 phút: 0,5 điểm; đọc trên 2,5 phút: 0 điểm )

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm , trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

VD: (1) Hai câu thơ ý nói nhờ truyện cổ chúng ta biết được các thế hệ cha ông của mình đã từng sống, chiến đấu, yêu thương như thế nào, biết được cha ông muốn nhắn gửi chúng ta những gì qua truyện cổ.

(2) Ông lão nói như vậy vì ông đã nhận được tình thương, sự cảm thông và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt

(3) VD: Hình ảnh Có manh áo cộc, tre nhường cho con gợi ra mo tre màu nâu bao quanh cây măng mới mọc như chiếc áo mà tre nhường cho con.

Hình ảnh “Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường” muốn nói về búp măng không chịu mọc cong, khỏe khoắn, ngay thẳng, khảng khái.

(4) Vì Chôm là người trung thực, dũng cảm

(5) Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sẽ soi sáng máy phát điện chạy bằng sức nước; những con tàu lớn chạy trên biển, nhiều nhà máy với những ống khói chi chít, cao thẳm, soi sáng trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Đây chính là mong ước của anh về sự phát triển giàu có của đất nước.

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

b (0,5 điểm)

c (0,5 điểm)

a (0,5 điểm)

b ( 0,5 điểm)

b (0,5 điểm)

c (0,5 điểm)

a (0,5 điểm) –b (0,5 điểm)

b (ngồi, tan)

B- Viết ( 10 điểm )

I – Chính tả nghe – viết (5 điểm – 15 phút)

- Em nhờ bạn đọc để viết bài chính tả

- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ… bị trừ 1 điểm toàn bài

II- Tập làm văn (5 điểm , thời gian làm bài khoảng 35 phút)

- Viết đúng kiểu bài văn kể chuyện theo cấu tạo đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Bài ciết có độ dài khoảng 12 câu; nội dung nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi. Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

- Bài làm đạt những yêu cầu trên đạt mức Giỏi (5- 4,5 điểm), Khá (4 – 3,5 điểm), Trung bình (3 – 2,5 điểm), Yếu (2 – 1,5 điểm), Kém (1 – 0,5 điểm)

Tham khảo:

Chỉ còn mấy hôm nữa là đến ngày khai trường. Mẹ mua tặng tôi một bộ váy hồng thật đẹp.

Ngay ngày hôm sau, tôi đem bộ váy ra khoe với các bạn tôi. Thật ngạc nhiên, thì ra ai cũng được bố mẹ may cho quần áo mới để đón ngày khai trường. Chỉ có một mình Hằng ngồi lặng lẽ chẳng nói năng gì. Tôi chợt nhận ra nhà Hằng nghèo lắm, chắc bạn chẳng có nhiều quần áo như chúng tôi đâu. Trong đầu tôi nảy ra một ý định. Tối hôm đó, tôi về hỏi ý kiến mẹ. Mẹ đồng ý cho tôi tặng bộ váy của mình cho Hằng. Và các bạn có biết không, mẹ lại thưởng cho tôi một bộ quần áo mới nữa đấy.

Cứ nghĩ đến ngày khai trường sắp tới, ai cũng được mặc quần áo mới, tôi thấy vui sướng lạ lùng.

 

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10

Thời gian: 45 phút

BÀI KIỂM TRA THÁNG 10

Phân môn :Luyện từ và câu

Bài 1: Xếp các từ ghép sau vào bảng cho phù hợp:

hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu, quần áo,

Từ ghép có nghĩa tổng hợp:

…………………………………………………

………………………………………………

…………………………………………………

Từ ghép có nghĩa phân loại:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Bài 2:Gạch dưới từ dùng sai trong đoạn văn sau:

Bà tôi kể lại: hồi ông nội tôi còn sống, ông tôi là người rất trung nghĩa. Mặc dù bọn xấu mua chuộc ông bằng đủ mọi cách để ông bao che tội cho chúng, nhưng ông không chịu. Ông tôi luôn nói ra sự thật và làm việc theo lẽ phải

Bài 3: Điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với mỗi nghĩa sau:

- Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình:

………………………………………………………………………………………………

- Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn:

………………………………………………………………………………………………

- Tính thẳng thắn, bộc trực.

………………………………………………………………………………………………

- Mong ước điều gì được đáp ứng như ý.

………………………………………………………………………………………………

Bài 4: Viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có chứa tiếng “ước”

...................................................................................................................................................

Bài 5: Với mỗi loại sau hãy tìm 3 từ:

Từ láy âm đầu

……………………………

……………………………

……………………………

Từ láy vần

………………………………

………………………………

…………………………………

Từ láy cả âm và vần

………………………………

………………………………

………………………………

Bài 6: Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút:

………………………………………………………………………………………………

Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:

Mong ước: …………………………………………………………………………………

Phát minh:………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: