X

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 có đáp án


Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 có đáp án

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần với 2 đề chọn lọc, mới nhất gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt 4.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 có đáp án

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Thời gian: 45 phút

I - Bài tập về đọc hiểu

Thanh gươm báu

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở bến vắng. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc có cá to. Nhưng chỉ là một thanh sắt! Chàng vứt xuống nước rồi đi thả lưới ở chỗ khác. Lần này cất lưới, Thận cũng thấy nặng tay. Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới! Thận bực quá, lại ném xuống sông, đi đến một khúc sông khác xa hơn. Lần thứ ba, kéo lưới lại thấy thanh sắt ấy! Đưa mồi lửa lại gần xem thì ra là một lưỡi gươm.

Về sau, anh chàng kéo lưới ấy gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ soái Lê Lợi đến chơi nhà Thuận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm ấy tự nhiên phát sáng. Lê Lợi cầm thanh săt lên xem, nhận ra hai chữ Thuận Thiên có nghĩa là thuận theo lòng trời, khắc chìm. Nhưng cũng chưa biết là vật báu.Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy trốn vào một khu rừng. Bỗng thấy ánh sáng le lói trên cây đa, trèo lên xem, thì ra đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận, Lê Lợi lấy chiếc chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại Thận và tất cả nghĩa quân. Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in. Mọi người hết sức phấn chấn. Thận nâng thanh gươm lên ngang đầu, nói:

- Đó là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện dâng thanh gươm thần này, cùng nhau báo đền nợ nước.

(Theo Nguyễn Anh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Chuyện gì xảy ra khi anh Thận kéo lưới 3 lần ở ba khúc sông khác nhau?

a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt

b- Chỉ được thanh sắt to nặng

c- Không được một con cá nào

Câu 2. Lê Lợi phát hiện ra thanh sắt của Thận có điểm gì đặc biệt?

a- Phát ra ánh sáng, lấp lánh như viên ngọc

b- Rất to và nặng, phải cầm lên bằng cả hai tay

c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên

Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi Lê Lợi chạy vào rừng trốn giặc?

a- Được một người dân cứu thoát

b- Được cành cây đa che chở, ngụy trang

c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa

Câu 4. Chi tiết “Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in” có ý nghĩa gì?

a- Lưỡi gươm và chuôi gươm bị rời ra từ một chiếc gươm làm từ trước

b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước

c- Lê Lợi và anh Thận cùng chung một ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống

a) l hoặc n

Cây….a ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của….á…on

Hoa….ẫn trong….á cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng.

Cây…a mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không…ớn, cành chẳng um tùm …ắm, nhưng toàn thân…ó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.

(Theo Phạm Đức)

b) in hoặc inh

Đã đến mùa ổi ch… Từ lúc b…m…., khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu x….x…. có bộ lông m… mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên m….chiếc áo nâu đua nhau v…cành, riả quả. Hương ổi ch….ngọt lựng, nồng nàn phủ k….cả khu vườn.

Câu 2.

a) Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là là? và chuyển chúng thành câu kiểu Ai là gì? (ghi vào chỗ trống ở dưới):

(1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng

(2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta

(3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu:

(1) Cô gái / đang múa trên sân khấu kia là chị của bạn Linh

(2) Cô gái đang múa / trên sân khấu kia là chị của bạn Linh

(3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh

c) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một loài cây mà em biết, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu kể Ai là gì?

Gợi ý: Cây đó có tên gọi là gì? Đó là loài cây ăn quả hay cây lấy gỗ, cây lương thực…? Cây đó có đặc điểm gì nổi bật (hoặc có tác dụng gì đối với con người)?..

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

Câu 3. Chép các thành ngữ sau vào 2 dòng (a, b): gan vàng dạ sắt, run như cầy sấy, vào sinh ra tử, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao, gan lì tướng quân

a) Nói về lòng can đảm, vững vàng:……………………………..

………………………………………………………………….

b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi:…………………………………

………………………………………………………………….

Câu 4. Viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích

Gợi ý: Em có thể viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây bằng cách nêu lợi ích của cây, sự gắn bó, tình cảm, sự chăm sóc của mình đối với cây

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I.

1.a 2.c 3.c 4.b

Phần II.

Câu 1.

a) Cây na ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của lá non

Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng.

Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.

b) Đã đến mùa ổi chín Từ lúc bình minh, khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu xinh xinh có bộ lông mịn mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên mình chiếc áo nâu đua nhau vin cành, riả quả. Hương ổi chín ngọt lựng, nồng nàn phủ kín cả khu vườn.

Câu 2.

a) (1) Đà Lạt là thành phố có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng

(3) Đà Lạt là nơi được nhiều người xem là thành phố mộng mơ

b) Câu (3)

c) VD:

Loài cây em được biết đó chính là cây sầu riêng. Sầu riêng có gai nhọn như mít. Bên trong đó là những múi quả vàng rộm. Ai mới ăn lần đầu có thể chưa quen nhưng dần dà thấy vị thơm bùi làm cho ta nhớ mãi. Chẳng trách có nhiều người rất thích ăn sầu riêng

Câu 3.

a) Nói về lòng can đảm, vững vàng: gan vàng dạ sắt: vào sinh ra tử, gan lì tướng quân

b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi: run như cầy sấy, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao

Câu 4. VD:

- Em yêu khóm hồng này lắm. Ngày ngày, em bắt sâu, tỉa lá, cùng ông chăm tưới cho cây mau lớn. Mỗi lần đi học về, những bông hoa rung rinh như chào đón em. Em ghé môi hôn và cảm nhận hương thơm tuyệt vời của hoa hồng lan tỏa đâu đây.

- Thân cây bù quân làm củi cháy rất đượm, than đỏ rực. Cây bù quân dùng làm thân cày, cái bừa cũng rất chắc. Bù quân có nhiều tác dụng như vậy, nên được gìn giữ cho đến lớn, đến già. Khi cần dùng lắm người ta mới đốn, mới ngã cây bù quân.

(Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang)

- Tuy chỉ đứng khiêm tốn ở một góc vườn nhưng cây mít vẫn được cả nhà em yêu quý vì cây mít không chỉ đem lại một bầu không khí trong lành và mát mẻ mà mít còn là loại quả bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Ai cũng xem nó như một người bạn hiền lành, dễ tính và tốt bụng. Em sẽ luôn chăm bón và tưới nước cho cây để cây tươi tốt và xanh tươi.

(Trần Khánh Quỳnh)

 

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Thời gian: 45 phút

PHIẾU ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Tiếng Việt

Tên bài Tác giả Nội dung chính

Bốn anh tài

Dân tộc Tày

Ca ngợi sức khoẻ, tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây

Chuyện cổ tích về loài người

…………

…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

………………

………………

………………

…………

…………

…………

Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn hết sức phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam

Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

…………

…………

…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

Bè xuôi sông La

…………

…………

…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

………………

………………

………………

Mai Văn Tạo

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

Chợ Tết

…………

…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

………………

………………

………………

…………

…………

Qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng-hoa học trò, ý nghĩa của hoa đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

………………

………………

………………

Nguyễn Khoa Điềm

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

Vẽ về cuộc sống an toàn

…………

…………

…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

………………

………………

………………

Huy Cận

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

Khuất phục ....

………………

………………

…………

…………

…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

………………

………………

………………

………………

…………

…………

…………

…………

Hình ảnh độc đáo của những chiế xe không kính…………

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

Đề bài : Hãy tả một loại cây ăn quả.

Dàn bài gợi ý Bài làm

Mở bài:

Giới thiệu :cây gì? ở đâu?

Do ai trồng ? có khi nào (nếu biết)

Thân bài:

-Thoạt nhìn có gì nổi bật?

-Tả từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây, tán lá ra sao ?

- Quả trên cây có nét gì đáng chú ý: (màu sắc, hình dáng, đặc điểm ,…)?

- Cấu tạo bên trong và mùi vị của quả ra sao?

- Khi ăn em thấy có gì lạ so với những quả khác ?

- Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây khi mùa quả chín (VD: nắng, gió, chim chóc ong bướm, con người…)

3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây ăn quả, ...

.........................................................................................................

.........................................................................................................

........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

...........................................................................................................

..........................................................................................................

........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

..........................................................................................................

Đề bài : Hãy tả một loại cây có bóng mát

Dàn bài gợi ý Bài làm

Mở bài:

Giới thiệu :cây gì? ở đâu?

Do ai trồng ? có khi nào (nếu biết)

Thân bài:

-Thoạt nhìn có gì nổi bật?

-Tả từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào?

Cành cây, tán lá ra sao ?

Tán có nét gì đáng chú ý: (hình dáng, đặc điểm …)?

Em và các bạn thường làm gì dưới tán cây?

- Khi trời nắng cây thế nào?

- Khi trời mưa cây ra sao ?

- Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (VD: nắng, gió, chim chóc ong bướm, con người…)

3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây ...

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

.........................................................................................................

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: