X

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án


Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần với 2 đề chọn lọc, mới nhất gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt 4.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 có đáp án

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Thời gian: 45 phút

I- Bài tập về đọc hiểu

Thả diều

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

 

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

 

Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

 

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

  (Trần Đăng Khoa)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 . Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

a- trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời

b- trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

c- trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều?

a- trong ngần, chơi vơi, reo vang

b- trong ngần, phơi phới, réo vang

c- trong ngần, phơi phới, lượn bay

Câu 3 . Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì ?

a- Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.

b- Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.

c- Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.

Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì?

a- Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương.

b- Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương.

c- Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn:

Câu 1. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n :

Sông (1)……..uốn khúc giữa (2) ……rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) …………..lánh thì mặt (4)………gợn sóng,(5)……linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6)…..ra sông hóng mát. Trong sự yên (7)…….của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8)……….

(Theo Dương Vũ Tuấn Anh)

(Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng )

a) Gạch dưới những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

(1)Khi biết bà đi chợ, tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà loan tin cho nhau rất nhanh. (2) Thế là, sáng hôm ấy, dù làm gì thì cỡ chín, mười giờ, chúng tôi cũng về đông đủ ở ngõ nhà. (3) Trong khi chờ đợi, chúng tôi đánh khăng, chơi khăng, chơi khăng, chơi quay. (4) Khi thấy bà về, chúng tôi bỏ ngay con khăng, chạy ùa ra túm lấy áo bà. (5) Chúng tôi giậm chân, vỗ tay kéo về sân nhà. (6) Bà tôi từ từ hạ thúng xuống. (7) Ôi, một chiếc bánh đa vừng to như cái vỉ nằm ở trên cùng. (8) Bà tôi bẻ ra từng mẩu bằng bàn tay chia cho từng đứa một. (9) Chúng tôi ăn rau ráu. (10) Bánh đa giòn quá, có vị bùi của vừng, có vị ngọt của mật. (11) Bà ngồi nhìn các cháu ăn ngon lành, cười sung sướng.

(Theo M. Hùng)

b) Chọn 3 câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên và ghi chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vào bảng:

Chủ ngữ

Trả lời cho câu hỏi:

Ai (cái gì, con gì)?

Vị ngữ

Trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

M: (1) tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà

…………………………

…………………………

…………………………

………………………….

loan tin cho nhau rất nhanh

…………………………..

…………………………..

………………………….

…………………………..

Câu 3 . Chữa dòng sau thành câu đúng theo 2 cách khác nhau (a, b):

Hình ảnh bà ngồi ở bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành.

a) Bỏ đi một từ

……………………………………………………………….

……………………………………………………………….

b) Thêm bộ phận vị ngữ

……………………………………………………………….

……………………………………………………………….

Câu 4. Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em

Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo…của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I.

1.b 2.a 3.c 4.c

Phần II.

1.

(1) nằm (2) làng (3) lấp (4) nước (5) lung (6) lại (7) lặng (8) lòng.

2. a) Gạch dưới những câu kể Ai làm gì ? ( không kể M )

(2) (3) (4) (5) (6) (8) (9) (11)

b) Ghi chủ ngữ, vị ngữ của 3 câu, VD:

Chủ ngữ Vị ngữ

(2) chúng tôi

cũng về đông đủ ở ngõ nhà

(3) chúng tôi

đánh khăng, chơi khăng, chơi quay

(4) chúng tôi

bỏ ngay con khăng, chạy ùa ra túm lấy áo bà

Câu 3. VD: a) Bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành.

b) Hình ảnh bà ngồi ở bậc cửa mỉm cười nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành còn in đậm trong trí nhớ của tôi.

Câu 4. Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)

Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.

 

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Thời gian: 45 phút

Bài 1:Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:

a. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

b. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán

c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.

d. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.

Bài 2: Nối từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành các câu kể: Ai làm gì?

A B

Chú nhái bén

Công nhân

Tôi

Hai anh em

khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La.

ngắt một chiếc lá sồi thả xuống dòng nước.

đang tranh luận, bàn tán rất sôi nổi thì cha đến.

nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên cành lá khoai nước.

Bài 3: Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? và cho biết vị ngữ đó có động từ nào

Câu: Động từ trong vị ngữ

a. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

b. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.

c. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu.

d. Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi.

............................................

.............................................

.............................................

.............................................

Bài 4: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?

a) Sáng nào mẹ em......................……………………………………………………………

b) Mỗi khi đi học về, em lại……………………………………………………………

c) Trên cây, lũ chim………………………………………………………………...........

d) Làn mây trắng…………………………………………………………………............

e) Cô giáo cùng chúng em ………………………………………………………............

Bài 5: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

a. Từ sáng sớm, ........................................................... đã dậy cho lợn, cho gà ăn và thổi cơm, đun nước.

b. Cày xong gần nửa đám ruộng, ................................................ mới nghỉ giải lao.

c. Sau khi ăn cơm xong, .......................................................... quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.

d. Trong giờ học sáng nay, ................................................... đều hăng hái xây dựng bài.

Bài 6: Đặt 3 câu kể có mẫu: Ai làm gì?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: