Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần với 2 đề chọn lọc, mới nhất gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt 4.
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Mùa thu trong tôi
Sáng sớm buổi đầu thu, không khí khác lạ thường. Cái lành lạnh thoáng qua làm tôi giật mình nhận ra. Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè. Đường chân trời không xa thẳm, bình minh không còn vẻ gắt gỏng. Từng tia nắng nhẹ nhàng và yếu ớt còn trốn sau những đám sương mù, vẫn muốn đùa nghịch trên ngọn cây nơi sườn đồi xa xa. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Một mùa thu nữa lại đến.
Suốt mười một năm trôi qua, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được từng ngày mùa thu đến. Phải chăng mình đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật đấy! Mới ngày nào, khi lần đầu tiên đượcnghe thấy từ “mùa thu’, tôi còn hỏi mẹ:
- Mẹ ơi mùa thu là gì? Nó thế nào hả mẹ?
Vậy mà bây giờ tôi đã có thẻ giải thích thế nào là mùa thucho em nhỏ rồi.
Mùa thu. Mùa của tựu trường, mùa đi xây những ước mơ, mùa mà rừng bắt đầu chuyển sang màu vàng ối. Mùa thu cũng là mùa thôi thúc cái gọi là ý chí trong tôi, nó nhắc cho tôi nhớ đến nhiệm vụ mà mình phải cố gắng trong năm học tới.
Mẹ ơi, con làm được mẹ ạ! Con sẽ nuôi ước mơ của con và cả của mẹ nữa, không chỉ trong mùa thu mà cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ. Suốt cả bốn mùa mẹ ơi.
(Khuất Minh Quyên)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Bài văn miêu tả thời điểm nào của mùa thu?
a- Đầu mùa thu
b- Giữa mùa thu
c- Cuối mùa thu
Câu 2: Sáng ớm mùa thu được miêu tả bằng hình ảnh nào?
a- Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè
b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng
c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua.
Câu 3: Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi?
a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết
b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ
c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả
Câu 4: Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì?
a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt
b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa
c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng:
a)
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng.
…………………………………………………………………..
………………………………………………………………….
b)
Nời nói chẳng mất tiền mua
Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau.
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
c)
Nước lục thì lúc cả làng
Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo.
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ.
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
Câu 2:
a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau:
(1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt.
b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp:
(a) Câu 1 |
(1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành |
(b) Câu 2 |
(2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành |
(c) Câu 3 |
(3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ |
(d) Câu 4 |
(4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ |
Câu 3: Tìm 3 từ khác nhau có tiếng tuyệt điền vào 3 chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a) Nàng Bạch Tuyết đẹp……………………………………………
b) Vịnh Hạ Long là một món quà……….thiên nhiên dành cho đất nước ta.
c) Bức tượng Thần Vệ nữ quả là một …………………………..
Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận của cây mà em thích
Gợi ý: Khi tả cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (gốc hoặc thân, cành, lá, hoa….) dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I.
1.a 2.c 3.b,c 4.b
Phần II.
1. Giải đáp
a) Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
b) Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c) Nước lụt thì lút cả làng
Muốn cho khỏi lụt, thiếp chàng cùng lo.
d) Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
Câu 2.
a) Đáp án (gạch chéo):
Mặt trời cuối thu/………
Bầu trời/…..
Tất cả thung lũng/…
(4) Hương vị thôn quê/….
b) Nối (a)–(2), (4) (b)-(1),(3)
(c)-(2),(4) (d)-(2),(3)
Câu 3.
a) tuyệt trần
b) tuyệt diệu
c) tuyệt tác
Câu 4. Tham khảo:
- Đoạn văn tả hoa cúc:
Đầu mỗi cành là một chùm nụ với hàng chục chiếc xinh xinh như những cúc áo màu xanh nhạt. Dăm ba chiếc nụ hé nở với những cánh vàng e ấp. Hoa cúc đẹp nhất lúc mãn khai. Cánh xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhụy.Hoa lớn, bông nọ sát bông kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh, trông tuyệt đẹp. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy, hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như gương mặt ngời sáng niềm vui…
(Thực hành Tập làm văn 4, NXB Giáo dục, 2002)
- Đoạn văn tả quả bưởi:
Lúc hoa bưởi rụng trắng xóa một khoảng vườn nhà cũng là lúc trái non đã điểm trên những cành cây. Ban đầu, đó chỉ là những chấm xanh non nớt, mơ hồ ở đầu cành. Rồi trái lớn dần lên: lúc đầu như những chiếc cúc màu lục nhạt, sau như một quả cầu nhỏ. Đến tháng Tám, trái bưởi chín vàng chiu chít trên cây như những chiếc đèn lồng thắp giữa tán lá của mùa thu. Có thể nghe thấy những tiếng thủ thỉ dịu dàng,tiếng thầm thì âu yếm như những lời yêu thương thốt lên từ trong tán lá: “Ôi! Đây là món quà của ánh sáng, của đất trời chắt chiu suốt cả mùa xuân mướt mát, mùa hạ chói chang và mùa thu rực rỡ!”. Lúc này, một mùi hương như được chưng cất từ rất lâu ngày, thoang thoảng tỏa ra từ trái bưởi vàng ươm. Hương thơm không còn choáng váng nữa mà như lặn sâu vào trong vị ngọt êm ái của trái cây mùa thu. Thứ trái cây ấy làm ta xao xuyến nhớ đến vầng trăng lơ lửng giữa bầu trời đêm rằm…
(Theo Ngân Hà)
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22
Thời gian: 45 phút
Bài 1.Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Từ căn gác nhỏ của mỡnh, Hải cú thể nghe thấy hết cỏc õm thanh nỏo nhiệt, ồn ó của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một vũi nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.
- Dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
Bài 2. Ghép chủ ngữ ở bên trái với vị ngữ ở bên phải để tạo thành các câu kể Ai làm gỡ?
Miệng nún Cỏc chị Sóng nước sông La Những làn khúi bếp Nước sông La Những ngụi nhà |
long lanh như vẩy cá. trong veo như ánh mắt. đội nón đi chợ. nằm san sỏt bờn sụng. toả ra từ mỗi căn nhà. trũn vành vạnh |
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm:
Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ |
Vị ngữ là động từ, cụm động từ |
…………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………. |
…………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… |
Bài 4.
a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r: ………………………………………………
b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: …………………………………………
c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: …………………………………………………
Bài 5. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?
- Sáng nào cũng vậy, ông tôi…………………………………………………………...
- Con mèo nhà em …………………………………………………………………..
- Chiếc bàn học của em đang …………………………………………………………….
Bài 6. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào?
- Con mèo nhà em ………………………………………………………………………..
- Chiếc bàn học của em ……………………………………………………………………..
- Ông tôi ……………………………………………………………………………….
- Giọng nói của cô giáo ………………………………………………………………….