X

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 có đáp án


Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 có đáp án

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 có đáp án như là một phiếu đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt 4.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 có đáp án

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Thời gian: 45 phút

I- Bài tập về đọc hiểu

Dế Mèn và Dế Trũi lên đường

Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những ánh cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.

Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi một lạ, mỗi bước rời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng. Ngày kia, chúng tôi mê mải đi, tối lúc nào không biết. Một lúc, mặt trăng trắng bạch từ từ nhô lên.

Đêm ấy, trăng sáng lắm. Tôi bàn với Trũi, nhân đêm sáng trăng, trời đẹp và mát, ta cứ đi, không cần ngủ đỗ.

Nhưng nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đây là con sông mà đêm qua chúng tôi không trông rõ.

Tôi bảo Trũi: “Xem như dòng sông này chảy ngoặt về phía bên kia, tức là cũng dọc theo đường ta định đi. Mấy hôm chúng mình cuốc bộ đã nhiều, bây giờ ta thử xuống sông đi thủy một chuyến. Trũi nghĩ thế nào? Cũng phải tập cho quen sông nước chứ!”.

Trũi nghe ngay. Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô. Mùa nước lớn mỗi ngày, cái giống bèo sen Nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. Mỗi chiếc lá có một bầu phao khô to như quả trứng, cưỡi lên thì nhẹ và êm lắm. Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng tôi bàn thêm: lấy vài lá sen Nhật ghép lại đóng thành bè đi chung, tiện hơn nhiều. Chúng tôi bèn ghép ba bốn cánh bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng.

(Theo Tô Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh vật hôm Dế Mèn và Dế trũi lên đường được miêu tả như thế nào?

a- Nước đầm trong suốt; cỏ xanh rười rượi; trời đầy mây; gió hiu hiu

b- Nước đầm trong xanh; cỏ mượt rời rợi; trời đầy mây trắng; gió hiu hiu

c- Nước đầm xanh thẫm; cỏ non mượt mà; trời đầy nắng ấm; gió thu mát

Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy đôi bạn rất say mê, hứng thú với chuyến đi?

a- Cùng nhau say ngắm dọc đường, mỗi bước chân mỗi thấy tuyệt vời

b- Ngày đi, đêm nghỉ, thấy non sông phong tục mỗi nơi một khác

c- Nhìn không chán, mỏi chẳng muốn dừng, mê mải đi, tối lúc nào không biết

Câu 3. Khi nhận ra con sông, đôi bạn đã nghĩ ra cách gì để tiếp tục đi?

a- Mỗi bạn tạo một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô để đi

b- Cưỡi lên bầu phao khô to như quả trứng của bèo sen để đi

c- Ghép ba bốn cánh bèo sen lại làm một chiếc bè để đi chung

Câu 4. Chuyến đi của đôi bạn có điều gì thú vị?

a- Thấy cảnh vật thiên nhiên trở nên quen thuộc, gần gũi

b- Thấy carnhthieen nhiên đẹp và có nhiều điều mới lạ

c- Thấy cảnh vật rất mới lạ và có nhiều điều mạo hiểm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Đặt câu để phân biệt các cặp từ ngữ:

a) - da dẻ:…………………………………………………..

- ra rả:……………………………………………………

b) - tham gia:……………………………………………….

- va vấp:………………………………………………….

c) - giã gạo:…………………………………………………

- rã rời:……………………………………………………

Câu 2.

a) Tìm từ có tiếng thám ghi vào ô trống phù hợp với nghĩa được nêu:

(1) Thăm dò bầu trời:

…………………………………………………

(2) Gián điệp tìm kiếm và truyền tin:

…………………………………………………

(3) Thăm dò, khảo sát những nơi xa lạ, có nhiều khó khăn, có thể nguy hiểm

…………………………………………………

(4) Dò xét, nghe ngóng tình hình:

…………………………………………………

b) Chọn từ có tiếng du điền vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:

(1) Hè đến, cả nhà bác em thường đi………..ở nước ngoài.

(2) Tập quán………..,………..là một tập quán lạc hậu.

(3) Chúng tôi được bác Hai mời lên thuyền………..trên sông.

Câu 3. a) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:

(1) Bông hoa này đẹp. ……………………………………

(2) Chim yến hót hay. …………………………………….

(3) Thời gian trôi nhanh. …………………………………….

b) Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét mỗi câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì.

(1) Ôi, mẹ, mẹ về Hương ơi! (Câu bộc lộ cảm xúc…………………….)

(2) Eo ơi, đường bẩn quá! (Câu bộc lộ cảm xúc ……………………….)

(3) Chữ bạn Thảo đẹp ơi là đẹp! (Cau bộc lộ cảm xúc………………….)

Câu 4. Ghi lại kết quả quan sát của em về một con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú

Tên con vật;……………………………………

a) Đặc điểm ngoại hình

- Bộ lông (da):……………………………………………………..

………………………………………………………………………

- Bộ lông (da):……………………………………………………..

………………………………………………………………………

- Đầu (tai, mắt, mũi , miệng…): …………………………………..

………………………………………………………………………

- Thân mình:………………………………………………………..

………………………………………………………………………

- Chân, đuôi….:……………………………………………………..

………………………………………………………………………

b) Hoạt động nổi bật

- Lúc đứng, ngồi, đi lại (bay nhảy):……………………………….

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

- Lúc ăn uống, nghỉ (ngủ)…:………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

- Quan hệ đồng loại (hoặc con cái):………………………………

………………………………………………………………………

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I.

1. b 2. c 3. c 4. b

Phần II.

Câu 1. VD:

a) - Da dẻ của chị trắng trẻo, mịn màng

- Mùa hè, ve sầu kêu ra rẩ trên rặng cây

b) - Lớp em tham gia quét dọn đường phố để bảo vệ môi trường

- Bạn Minh đọc bài lưu loát, không va vấp chỗ nào

c) - Mẹ giã gạo để nấu cháo cho em bé

- Mặc dù đôi tay mỏi rã rời nhưng mẹ vẫn cố làm xong công việc

Câu 2.

a) (1) thám không (2) thám báo

(3) thám hiểm (4) thám thính

b) (1) du lịch

(2) du canh, du cư

(3) du ngoạn

Câu 3.

a) VD:

(1) Bông hoa này đẹp quá! (hoặc: Bông hoa này đẹo thật!...)

(2) Chim yến hót hay lắm! (hoặc: Ôi, chim yến hót hay quá!)

(3) Thời gian trôi nhanh quá! (hoặc: Chà, thời gian trôi nhanh thật!)

b) (1) ngạc nhiên, vui sướng

(2) sợ hãi

(3) ngạc nhiên, thán phục

Câu 4. Tham khảo: Quan sát con gà sống (gà trống)

a) Đặc điểm ngoại hình

- Bộ lông: mượt óng, nhiều màu sắc: xanh đậm, đen, vàng, nâu ,…

- Đầu (tai, mắt, mũi, miệng…): đầu to bằng nắm tay đứa bé; cái mào đỏ tía ở trên; tai nhỏ xíu ẩn dưới đám lông ngắn; mắt bằng hai hạt ngô, long lanh như chứa nước; hai lỗ mũi nhỏ nằm ngay trên cái mỏ vàng xọng; lúc mỏ há ra, cái lưỡi be bé, ngắn ngủn……khi gáy, cổ vươn dài thêm ra, lông dựng đứng

- Thân mình: to như quả dưa hấu nhỏ; dáng vạm vỡ, đang độ phổng phao…

- Chân, đuôi..: đôi cánh rộng, thỉnh thoảng vỗ phành phạch; đuôi dài óng ả, màu sắc rất đẹp; chân vàng, móng sắc, cựa nhô ra trông thậ oách…

b) Hoạt động nổi bât

- Lúc đứng, đi lại: dáng đứng oai vệ, trông thật hùng dũng; đi lại nhẹ nhàng nhưng thoăn thoắt cái có thể nhảy tót lên đống củi cạnh bờ rào…

- Lúc ăn uống, nghỉ ngơi (ngủ) …: phàm ăn, mổ thóc ngoài sân nhanh thoăn thoắt, mỏ gõ “cốc, cốc” liên hồi; vục mỏ xuống bát nước rồi ngửa cổ, há mỏ nuốt ừng ực; thích nghỉ ngơi gần bụi tre vào buổi trưa…

- Quan hệ với đồng loại: thích “đấu đá” với đồng loại (“gà cùng một mẹ” nhưng vẫn đá nhau); lúc chọi nhau thường dựng lông, dang cánh, nhảy lên “đá song phi” rất mạnh, những chiếc móng nhọn bổ tới tấp vào đối thủ…

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác: