Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Đề 3)
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Đề 3)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 24 có đáp án (Đề 3) như là một đề kiểm tra cuối tuần chọn lọc, mới nhất gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Toán 5.
Đề kiểm tra cuối tuần môn Toán 5
Tuần 24 - Thời gian: 45 phút
Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: 3,45 m3 = … cm3
A . 345 B . 3450
C . 345000 D. 3450000
Câu 2: Thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước là:
Câu 3: Hình lập phương M có cạnh dài gấp 3 lần hình lập phương N. Diện tích toàn phần hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần hình N?
A. 12 lần B. 9 lần
C. 6 lần D. 3 lần
Câu 4: Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác BDC là:
A. 80 % B. 0,8%
C. 60 % D. 75%
Câu 5: Cạnh hình lập phương lớn gấp 3 lần cạnh hình lập phương bé . Vậy diện tích một mặt hình lập phương lớn gấp diện tích một mặt hình lập phương bé số lần là:
A. 6 lần B. 9 lần
C. 18 lần D. 27 lần
Câu 6: Một cái thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật được chụp lại như hình vẽ . Hỏi cái thùng hàng đó có bao nhiêu mặt.
A. 3 mặt B. 4 mặt
C. 5 mặt D. 6 mặt
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: Một phòng học có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m,chiều rộng 5,5m chiều cao 3,8m nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần 6m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh trong phòng đó .Biết rằng lớp học đó chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3.
Câu 2: Một hình lập phương có cạnh là 16dm. Một hình hộp chữ nhật có thể tích bằng thể tích hình lập phương đó và có chiều dài 32dm, chiều rộng 1,6m. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (6 điểm)
- Hs khoanh tròn mỗi câu đúng được 1 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | D | C | B | A | B | D |
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Bài giải:
Thể tích phòng học đó là:
10 x 5,5, x 3,8 =209 (m3)
Thể tích không khí trong phòng là:
209 – 2 = 207 (m3)
Ta có: 207 : 6 = 34 ( dư 3)
Lớp học đó có thể có nhiều nhất số học sinh là:
34 - 1 = 33 ( học sinh)
Đáp số : 33 học sinh
Câu 2: (2 điểm)
Bài giải:
- Đổi 1,6m = 16 dm
Thể tích hình lập phương ( hay thể tích hình hộp chữ nhật)là:
16 x 16 x 16 = 4096 ( dm 3)
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
4096 : ( 32 x 16 ) = 8 ( dm )
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
( 32 + 16 ) x 2 x 8 = 768 (dm2)
Đáp số: 768 dm2