X

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU, KHÍ

1. Công nghiệp khai thác than

- Có trữ lượng than lớn, nhiều loại than (than đá, than nâu, than bùn,…).

- Xuất hiện từ sớm, sản lượng xu hướng tăng, cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, xuất khẩu. Công nghệ khai thác ngày càng tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa góp phần tăng năng suất lao động, an toàn, bảo vệ môi trường.

- Than đá sản lượng lớn nhất, giá trị kinh tế cao, chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam. Than nâu và than bùn sản lượng khai thác không nhiều.

2. Công nghiệp khai thác dầu, khí

- Tiềm năng lớn, trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

- Dầu mỏ khai thác quy mô lớn, sản lượng khai thác năm 2021 đạt 9,1 triệu tấn. Phục vụ xuất khẩu, lọc hóa dầu.

- Sản lượng khai thác khí tự nhiên dao động trong khoảng 6 – 10 tỉ m3 mỗi năm.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới trong thăm dò, khai thác và chế biến, tăng hiệu quả và sự an toàn trong khai thác, bảo vệ môi trường.

- Phân bố tại các bể trầm tích chứa dầu ở vùng thềm lục địa chủ yếu là bể Cửu Long và bề Nam Côn Sơn. Các mỏ dầu đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc; các mỏ khí đang khai thác là Lan Đỏ, Lan Tây,…

II. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp | Chân trời sáng tạo

- Nhiều tiềm năng phát triển: tiềm năng thủy điện trên các hệ thống sông Hồng, Sê San, Đồng Nai,… tiềm năng nhiệt điện từ than, dầu mỏ, khí tự nhiên; tiềm năng năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời.

- Phát triển mạnh, sản lượng điện tăng nhanh, đạt 244,9 tỉ kWh (2021). Cơ cấu sản lượng điện đa dạng, có sự thay đổi:

+ Thủy điện chiếm 30,6% (2021), có các nhà máy công suất lớn như Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW).

+ Nhiệt điện chiếm 56,2% (2021), các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn như Duyên Hải 1 (1245 MW), Vũng Áng 1 (1200 MW), Hải Phòng (1200 MW), Quảng Ninh (1200 MW). Các nhà máy nhiệt điện khí với công suất lớn như Phú Mỹ 1 (1140 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Cà Mau 1 (771 MW),…

+ Năng lượng tái tạo chiếm 13,3% (2021), có các nhà máy điện gió công suất lớn ở Đắk Lắk, Ninh Thuận,… các nhà máy điện mặt trời công suất lớn ở Phú Yên, Ninh Thuận, Trà Vinh,…

- Mạng lưới điện ngày càng hoàn thiện, có 2 hệ thống lưới điện chính: hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ Lai Châu đến Cần Thơ; hệ thống lưới điện 220 kV kết nối hầu hết các tỉnh trong nước.

III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH

- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: nguồn lao động trẻ, trình độ lao động ngày càng được nâng cao, khoa học – công nghệ, chính sách phát triển công nghiệp, hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

- Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ năm 2000 trở lại đây.

- Sản phẩm khá đa dạng: linh liện điện tử, thiết bị truyền thông, điện tử dân dụng, thiết bị và dụng cụ quang học, máy vi tính và thiệt bị ngoại vi của máy vi tính,…

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ.

- Phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Hiện nay, một số địa phương đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào ngành này như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai,…

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

- Phát triển thuận lợi nhờ nguồn nguyên liệu trong nước phong phú, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hình thành và phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XIX.

- Các sản phẩm khá đa dạng, không ngừng gia tăng về sản lượng. Nhiều thành tựu khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm như tự động hóa dây chuyền sản xuất,…

- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung gần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang,…

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG

- Nguồn nông sản dồi dào, nhiều điểm nước khoáng chất lượng tốt, nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng,… => thuận lợi phát triển ngành.

- Phát triển mạnh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm đa dạng như nước tinh khiết, nước khoáng, bia,… Nhiều sản phẩm hiện nay do các tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất.

- Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ (tự động hóa, công nghệ sản xuất đồ uống lên men, công nghệ vi sóng trong tiệt trùng thực phẩm,…)

- Phân bố ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn, một số cơ sở sản xuất phân bố gần nguồn nước khoáng.

V. CÔNG NGHIỆP DỆT, MAY

- Có nhiều điều kiện phát triển: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiên liệu, nguyên liệu trong nước phong phú.

- Hình thành từ sớm vào khoảng thế kỉ XIX với một số nhà máy dệt ở Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

- Các sản phẩm đa dạng, không ngừng gia tăng sản lượng, triển khai quá trình tự động hóa dây chuyền sản xuất.

- Phân bố ở các đô thị lớn và các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Dương, Cần Thơ,…

VII. CÔNG NGHIỆP GIÀY, DÉP

- Phát triển khá nhanh, sản lượng giày, dép có vị trí cao trên thế giới.

- Các sản phẩm đa dạng: giày dép da, giày vải, giày thể thao,…

- Bên cạnh phương thức sản xuất thủ công, các công ty lớn từng bước đưa rô-bốt vào trong một số công đoạn sản xuất. Công nghệ in 3D cũng được ứng dụng.

- Phân bố rộng khắp cả nước, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác: