X

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Chân trời sáng tạo

I. KHÁI QUÁT

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Chân trời sáng tạo

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Diện tích khoảng hơn 44 nghìn km2, gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó có Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và nhiều đảo khác như Cù lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý.

- Tiếp giáp một số vùng kinh tế của nước ta và giáp Lào.

- Vị trí nằm trên các trục đường giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sắt; gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

2. Đặc điểm dân số:

- Năm 2021, số dân hơn 9,4 triệu người (chiếm 9,6% cả nước), mật độ dân số khoảng 211 người/km2.

- Dân cư phân bố tạp trung ở khu vực đồng bằng ven biển, khu vực đồi núi phía tây dân cư thưa hơn.

- Thành phần dân tộc đa dạng gồm Kinh, Chăm, Ba na, Ra-glai,…

- Tỉ lệ dân thành thị chiếm 40,7% tổng số đân, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,2% dân số.

II. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Chân trời sáng tạo

- Một số tài nguyên biển của Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Bãi cá, tôm: các bãi cá, tôm trông vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, xung quanh các đảo Lý Sơn, Phú Quý.

+ Vịnh, đảo: vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, đá axit, sắt, ti-tan, cát thủy tinh, vàng, muối.

- Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển:

+ Thế mạnh về điều kiện tự nhiên:

• Nằm gần các tuyến đường biển quan trọng đi qua Biển Đông => hoạt động giao thông vận tải có ưu thế phát triển. Có nhiều đảo và quần đảo; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng.

• Địa hình có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió => thuận lợi xây dựng các cảng biển; bờ biển có các bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né => phát triển du lịch; diện tích mặt nước lớn, nhiều đầm, phá ven bờ thuận lợi phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản.

• Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, nhiệt độ và ánh sáng dồi dào => các ngành kinh tế biển hoạt động quanh năm.

• Khoáng sản: thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí, vùng biển sản xuất muối, ti-tan phân bố ở Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,…; cát thủy tinh ở Khánh Hòa, Bình Thuận.

• Sinh vật: nguồn hải sản phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn và các ngư trường trọng điểm => phát triển khai thác thủy sản. Hệ thống các đảo ven bờ với hệ sinh thái độc đáo, môi trường trong lành là những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.

+ Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:

• Số dân đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân nhiều kinh nghiệm trong phát triển các ngành kinh tế biển.

• Thị trường mở rộng, xu thế hội nhập nên nhu cầu giao thương giữa các vùng trong nước và quốc tế ngày càng tăng.

• Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được đầu tư, phát triển, hạ tầng giao thông (đường bộ, đường hàng không,… ) được đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp.

• Nhiều chính sách được ban hành như chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Hạn chế:

+ Tác động của biến đổi khí hậu và các thiên tai ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế biển.

+ Vùng biển đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế.

2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế biển

a) Khai thác và nuôi trồng hải sản

Bộ.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Chân trời sáng tạo

- Khai thác và nuôi trồng hải sản là thế mạnh của vùng, đứng thứ 2 cả nước, chiếm 14,4% sản lượng thủy sản cả nước (2021).

- Khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm hơn 90% sản lượng hải sản năm 2021. Sản phẩm khai thác ngày càng đa dạng, nhiều loại giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, tôm, mực,… Các tỉnh có sản lượng khai thác dẫn đầu là Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận,…

- Nuôi trồng hải sản phát triển, diện tích nuôi trồng khoảng 22 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 100 nghìn tấn (2021), phát triển theo hướng đầu tư thâm canh, đa dạng hóa loài nuôi, chú trọng những loại có giá trị cao như tôm, cua,…; hình thành một số vùng nuôi tôm thâm canh quy mô diện tích lớn (Phú Yên, Khánh Hòa,…).

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, nhiều cơ sở chế biến hải sản hình thành, giúp nâng cao giá trị hải sản, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu như cá, tôm, mực, nước mắm,…

b) Giao thông vận tải biển

- Một số cảng biển, tuyến đường biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Cảng biển: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Tuyến đường biển: Hải Phòng - Đà Nẵng, Đà Nẵng – Tô-ky-ô, Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Xin-ga-po, Quảng Ngãi – Bình Định, Bình Định – Bình Thuận

- Tình hình phát triển:

+ Có nhiều cảng biển và dịch vụ vận tải biển phát triển, gắn với các cảng biển tổng hợp như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và một số cảng tổng hợp ở địa phương.

+ Bến cảng Vân Phong đang được xây dựng để trở thành bến cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng ngày càng tăng, phục vụ hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa. Các cảng có năng lực bốc dỡ hàng hóa lớn trong vùng như Đà Nẵng, Bình Định,… Các tuyến đường biển quan trọng như Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Hải Phòng, Đà Nẵng – Xin-ga-po, Đà Nẵng – Tô-ky-ô.

c) Du lịch biển, đảo

- Phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượt khách, doanh thu và cơ sở hạ tầng du lịch.

- Những địa phương thu hút khách du lịch hàng đầu cả nước là Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định,…

- Hình thành một số sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao như du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo, du lịch sinh thái biển, thể thao, khám phá thiên nhiên,… Các trung tâm du lịch lớn là Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

d) Khai thác khoáng sản biển

- Tăng cường đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản biển, tiến hành khai thác dầu khí ở gần đảo Phú Quý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí cần chú ý các vấn đề môi trường.

- Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh, Cà Ná. Khai thác cát thủy tinh (Khánh Hòa, Bình Thuận), ti-tan (Bình Định, Bình Thuận), nước khoáng (Khánh Hòa, Bình Thuận).

- Khoa học – công nghệ hiện đại đang được áp dụng vào quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững.

3. Hướng phát triển các ngành kinh tế biển

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển kinh tế biển xanh. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế biển.

- Đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng hải sản gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo bền vững và hiệu quả cap. Phát triển các trung tâm du lịch biển, đảo; tăng cường liên kết du lịch với các địa phương khác trong nước và quốc tế. Tập trung nguồn lực phát triển các cảng biển có tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, nhất là các cảng biển Đà Nẵng, Khánh Hòa. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hòa giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

- Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, đảo; chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển, đảo.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác: