X

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 9: Đô thị hoá - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 9: Đô thị hoá sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 12.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 9: Đô thị hoá - Chân trời sáng tạo

I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA

1. Lịch sử đô thị hóa:

- Đô thị đầu tiên là Thành Cổ Loa, hình thành vào thế kỉ III TCN. Thời kì này, số lượng đô thị rất ít, chủ yếu ở ven sông, ven biển với chức năng chính là hành chính, kinh tế (Hoa Lư, Thăng Long,…). Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được hình thành và phát triển với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,…)

- Giai đoạn 1975 – 1986, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm. Từ khi Đổi mới đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đô thị phát triển mạnh với nhiều chức năng khác nhau, kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại; gắn liền với các hành lang kinh tế, hình thành các vùng đô thị và đô thị thông minh.

2. Tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị:

- Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới.

- Quy mô đô thị ngày càng mở rộng về diện tích đất, không gian sinh hoạt và sản xuất đô thị; xuất hiện các đô thị mới, đô thị vệ tinh;…

3. Chức năng và lối sống đô thị:

- Các đô thị quy mô lớn thường có chức năng trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa,… của vùng và cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…; một số đô thị có chức năng nổi bật về kinh tế công nghiệp, dịch vụ như Hải Phòng, Thái Nguyên, Biên Hòa, Nha Trang,…

- Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến, mở rộng và lan tỏa ở nhiều khu vực nông thôn: thu nhập của người dân ngày càng tăng, đa dạng các mối quan hệ xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cải thiện,…

II. PHÂN BỐ MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 9: Đô thị hoá | Chân trời sáng tạo

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta. Căn cứ vào các tiêu chí chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,… đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), đô thị loại I, II, III, IV, V.

- Căn cứ vào cấp quản lí, có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc cấp huyện. Năm 2021, có 5 đô thị trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ)

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Tích cực:

- Đối với kinh tế: góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Đóng góp lớn vào GDP của vùng, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Đối với xã hội: góp phần quan trọng giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi xã hội, thu hút lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc và sinh sống. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – công nghệ; là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Hạn chế: Tạo sức ép về cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở,… Các vấn đề về mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,… đang là thách thức cho quá trình đô thị hóa nước ta.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác: