Giải vở bài tập Hóa 8 Chất


Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Chất

Chất

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa lớp 8 Chất hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8.

A - Học theo SGK

1. Lý Thuyết

I. Chất có ở đâu?

- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.

- Vật thể tự nhiên: thân cây mía, khí quyển, nước biển, đá vôi...

- Vật thể nhân tạo: cốc thủy tinh, chậu nhựa, ấm đun nước....

II. Tính chất của chất

- Tính chất vật lí: là trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...

- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi hình thành chất khác, khả năng phân hủy, tính cháy....

- Làm thể nào để biết được tính chất của chất?

Dựa vào quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm

- Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Nắm được những tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất, biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

III. Chất kết tinh

1. Hỗn hợp là: các chất trộn lẫn với nhau

2. Chất kết tinh

- Nước cất là: chất tinh khiết, còn nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, sông, hồ.... là hỗn hợp

- Chỉ có nước tinh khiết mới có t0nc = 00C, t0s = 1000C , D= 1g/cm3

- Chỉ có những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí , ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.

Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể tách riêng được một chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất

2. Bài tập

1. Trang 7 Vở bài tập Hóa học 8

a) Hai vật thể tự nhiên: núi đá, khí quyển.

Hai vật thể nhân tạo: cặp sách, cốc nhựa đựng nước.

b) Bởi vì vật thể được cấu tạo từ một chất hay một số chất. Nên ta có thể nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

2. Trang 7 Vở bài tập Hóa học 8

a) Nhôm : Ấm đun nước, móc treo quần áo, lõi dây điện.

b) Thủy tinh : Ly nước, kính cửa sổ, mắt kính.

c) Chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa, ống nước.

3. Trang 7 Vở bài tập Hóa học 8

- Vật thể : Cơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạp.

- Chất : nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.

4. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8

Lập bảng so sánh:

Chất Màu Vị Tính tan trong nước Tính cháy
Muối ăn Trắng Mặn Tan Không
Đường Trắng Ngọt Tan Cháy
Than Đen Không Không Cháy

5. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được tính chất bề ngoài của chất.

Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của chất.

Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm."

6. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8

Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta có thể làm theo cách sau :

Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục.

Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.

7. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8

a) Giữa nước khoáng và nước cất có:

- Hai tính chất giống nhau : đều là chất lỏng ở điều kiện thường, không màu.

- Hai tính chất khác nhau : nước cất là nước tinh khiết còn nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.

b) Nước khoáng uống tốt hơn nước cất

7. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8

Tách riêng khí oxi và khí nito từ không khí bằng cách:

Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí.

Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên đến -196 oC nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến - 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí.

B - Giải bài tập

2.1. Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8: Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống:

Các vật thể ...........đều gồm một số..........khác nhau,.......được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là........ hay hỗn hợp một số............Nên ta nói được

Đâu có .......là có.......

Lời giải

Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được

Đâu có vật thể là có chất.

2.2. (Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8): Hãy phân biệt từ nào ( những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:

- Trong quả chanh có nước, axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.

- Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.

- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

- Bóng đèn điện được chế tạo từ thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).

Lời giải

- Vật thể tự nhiên : quả chanh, quặng apatit.

- Vật thể nhân tạo : cốc, que diêm, bóng đèn điện.

- Chất : nước, axit xitric, thuỷ tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfam

2.7. (Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8) Câu sau đây có hai ý nói về nước cất : "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102°C".

A. Cả hai ý đều đúng.

B. Cả hai ý đều sai

C. Ý 1 đúng, ý 2 sai

D. Ý 1 sai, ý 2 đúng

Lời giải

Chọn C ( vì nước cất sôi ở 100°C).

2.8. (Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8) Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi t° = 78,3°C và tan nhiều trong nước.

Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ?

Lời giải

Đun nóng hỗn hợp cồn và nước đến khoảng 80°C. Cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt cồn lỏng. Giữ cho nhiệt độ ở trên 80°C một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Hóa lớp 8 hay, ngắn gọn khác: