Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 29: Bài luyện tập 5


Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 29: Bài luyện tập 5

Bài 29: Bài luyện tập 5

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 29: Bài luyện tập 5 hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8.

A - Học theo SGK

1. Lý thuyết

I. Kiến thức cần nhớ

1. Khí oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

2. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất.

3. Nguyên liệu thường được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

4. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.

5. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Oxit gồm hai loại chính : oxit axit và oxit bazơ.

6. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm,…).

7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

8. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

2. Bài tập

1. Trang 106 Vở bài tập Hóa học 8 : Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các đơn chất trong oxi : cacbon, photpho, hiđro, nhôm biết rằng sản phẩm lần lượt là những hợp chất lần lượt có công thức hóa học : CO2, P2O5, H2O, Al2O3. Hãy gọi tên các chất tạo thành.

Lời giải

Phương trình hóa học Tên chất tạo thành
Cacbon C + O2 → CO2 khí cacbonic
Photpho 4P + 5O2 → 2P2O5 điphotpho pentaoxit
Hidro 2H2 + O2 → H2O nước
Nhôm 4Al + 3O2 → 2Al2O3 nhôm oxit.

2. Trang 106 Vở bài tập Hóa học 8 Những biện pháp phải thực hiện để dập tắt sự cháy là gì ? Tại sao nếu thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy ?

Lời giải

Biện pháp dập tắt sự cháy :

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ;

+ Cách li chất cháy với oxi

Vì khi đó điều kiện để sự cháy diễn ra đã không còn và dĩ nhiên sự cháy không thể tiếp tục được nữa.

3. Trang 107 Vở bài tập Hóa học 8 Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao ?

Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5

Gọi tên các oxit đó.

Lời giải

Các oxit axit Tên gọi
CO2 cacbon đioxit
SO2 lưu huỳnh đioxit
P2O5 điphotpho pentaoxit

Lời giải

Các oxit bazo Tên gọi
Na2O natri oxit
MgO magie oxit
Fe2O3 sắt III oxit

4. Trang 107 Vở bài tập Hóa học 8 Khoanh tròn ở đầu những câu phát biểu đúng :

Oxit là hợp chất của oxi với :

A. Một nguyên tố kim loại ;

B. Một nguyên tố phi kim khác ;

C. Các nguyên tố hóa học khác ;

D. Một nguyên tố hóa học khác ;

E. Các nguyên tố kim loại.

Lời giải

Chọn D

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

5. Trang 107 Vở bài tập Hóa học 8 : Những phát biểu sau đây, phát biểu nào sai ?

A. Oxit được chia ra làm hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ.

B. Tất cả các oxit đều là oxit axit.

C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.

D. Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

E. Oxit axit đều là oxit của phi kim.

F. Oxit bazơ là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ.

Lời giải

Chọn B, C, E

Vì oxit có 2 loại là oxit axit và oxit bazo

Oxit axit không chỉ là oxit của phi kim.

6. Trang 107 Vở bài tập Hóa học 8 Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy ? Tại sao ?

a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

b) CaO + CO2 → CaCO3

c) 2HgO → 2Hg + O2

d) Cu(OH)2 → CuO + H2O

Lời giải

Phản ứng Thuộc loại
a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 Phản ứng phân hủy
b) CaO + CO2 → CaCO3 Phản ứng hóa hợp
c) 2HgO → 2Hg + O2 Phản ứng phân hủy
d) Cu(OH)2 → CuO + H2O Phản ứng phân hủy

Bởi vì,

+ Phản ứng hóa hợp: từ hai hay nhiều chất ban đầu thu được duy nhất 1 sản phẩm

+ Phản ứng phân hủy: từ 1 chất ban đầu tạo ra hai hay nhiều sản phẩm.

7. Trang 108 Vở bài tập Hóa học 8 : Chỉ ra những phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hóa trong các phản ứng cho dưới đây :

A. H2 + O2 → 2H2O

B. 2Cu + O2 → 2CuO

C. H2O + CaO → Ca(OH)2

D. 3H2O + P2O5 → 2H3PO4

Lời giải

Chọn A và B

Dựa vào lý thuyết phản ứng oxi hóa

8. Trang 108 Vở bài tập Hóa học 8 : Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành cần 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100ml.

a) Tính khối lượng kali pemangarat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn và bị hao hụt 10%.

b) Nếu dùng kali clorat có thêm lượng nhỏ MnO2 thì lượng kali clorat cần dùng là bao nhiêu ? Viết phương trình hóa học và chỉ rõ điều kiện phản ứng.

Lời giải

a) Thể tích khí oxi cần dùng: V = (0,1.20.100)/90 = 2,22 lít

Số mol khí oxi cần dùng là:n = (2,22)/(22,4) = 0,099 mol

Phương trình hóa học: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo phương trình,1 mol O2 cần 2 mol KMnO4

0,099mol O2 cần x mol KMnO4

→ x = 0,198 mol

Khối lượng Kali pemagarat cần dùng là :

m = 0,198. (39 + 55 + 64) = 31,3 (g).

b) Phương trình hóa học.

2 KClO3 + MnO →MnO2 + KCl + 3O2

Theo phản ứng, 3 mol O2 cần 2 mol KClO3

0,099 mol O2 cần y mol KClO3

→ y = 0,066 mol

Khối lượng kali clorat cần dùng là : m = 0,066.122,5 = 8,085 g

B - Giải bài tập

29.3. Trang 108 Vở bài tập Hóa học 8 : Hoàn thành những phương trình hóa học sau:

a) .........+...........→ MgO

b) .........+............→ P2O5

c) ........+...........→ Al2O3

d) KClO3t0

e) H2O điện phân

Lời giải

Thuộc loại phản ứng
a) .......+........→ MgO Phản ứng hóa hợp
b) .......+.........→ P2O5 Phản ứng hóa hợp
c) ........+.........→Al2O3 Phản ứng hóa hợp
d) KClO3t0 Phản ứng phân hủy
e) H2O điện phân Phản ứng phân hủy

29.4. Trang 109 Vở bài tập Hóa học 8 : Bình đựng ga dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 12,5 kg butan ( C4H10 )ở trạng thái lỏng, do được nén dưới áp suất cao.

a) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc để đốt cháy hết lượng nhiên liệu có trong bình (biết oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí, phản ứng cháy của butan cho CO2 và H2O)

b) Thể tích CO2(đktc) sinh ra là bao nhiêu ? Đê không khí trong phòng được thoáng ta phải làm gì ?

Lời giải

nC4H10 = 12500/58 = 215,5 mol

Phương trình hóa học: 2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O

a) nO2 = 13.215,5/2 = 1400,75 mol

Vkk = 1400,75.100.22,4/20 = 156884 lít

b) nCO2 = 215,5.8/2 = 862 mol

VCO2 = 862.22,4 =19308,8 lít

Để không khí trong phòng được thoáng ta cần có máy hút gió trên bếp hoặc mở các của trong bếp ăn.

29.9. Trang 109 Vở bài tập Hóa học 8 : Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt trong oxi ờ nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ (Fe3O4).

a) Số gam sắt và khí oxi cần dùng để điều chế 2,32 g oxit sắt từ lẩn lượt là

A. 0,84 g và 0,32 g.

B.2,52 g và 0,96 g.

C. 1,68 g và 0,64 g.

D. 0,95 g và 0,74 g.

b) Số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi dùng cho phản ứng trên là

A. 3,16 g.

B. 9,48 g.

C. 5,24 g

D. 6,32 g.

Lời giải

a) Chọn C

nFe3O4 = 2,32/232 = 0,01 mol

Phương trình hóa học điều chế Fe3O4 :

3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4

0,03 mol ← 0,01 mol

mFe = 56.0,03 = 1,68(g)

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mO2=2,32−1,68 = 0,64(g)

b) Chọn D

Phương trình phân hủy KMnO4

2KMnO4 ⟶ K2MnO4 + MnO2 + O2

0,04 mol ← 0,02 mol

mKMnO4 = 0,04×158 = 6,32(g)

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Hóa lớp 8 hay, ngắn gọn khác: