Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 24: Tính chất của oxi
Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 24: Tính chất của oxi
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 24: Tính chất của oxi hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8.
A - Học theo SGK
1. Lý thuyết
I. Tính chất vật lý
1. Quan sát
a) Nhận xét màu sắc khí oxi: không màu
b) Nhận xét mùi của khí oxi: không mùi
2. Trả lời câu hỏi
a) Khí oxi là chất khí ít tan trong nước
b) So với không khí, oxi là chất khí nặng hơn
3. Kết luận
Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt
II. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
a) Với lưu huỳnh
Quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm:
- Lưu huỳnh cháy trong không khí: ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt
- Lưu huỳnh cháy trong oxi: ngọn lửa to, mãnh liệt hơn
Phương trình hóa học: S + O2 → SO2
b) Với photpho
Quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm:
- Ở nhiệt độ thường: photpho không phản ứng với oxi
- Khi đốt cháy photpho rồi đưa vào lọ đựng oxi, photpho cháy với ngọn lửa sáng chói
Phương trình hóa học 4P + 5O2 → 2P2O5
2. Tác dụng với kim loại
Quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm:
- Khi đưa đoạn dây sắt vào lọ oxi: không có hiện tượng
- Khi đưa đoạn dây sắt có quấn than hồng vào lọ oxi: sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu
Phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 → Fe3O4
3. Tác dụng với hợp chất
Phương trình hóa học của phản ứng khí metan cháy trong không khí:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Kết luận: Khí oxi là: một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
2. Bài tập
1. Trang 90 Vở bài tập Hóa học 8 : Dùng từ hoặc cụm từ kim loại ; phi kim rất hoạt động ; phi kim rất hoạt động ; hợp chất.
Oxi là một đơn chất ....... Oxi có thể phản ứng với nhiều ......, ......, .......
Lời giải
Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất.
2. Trang 90 Vở bài tập Hóa học 8 Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là đơn chất rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao).
Lời giải
Ở nhiệt độ cao oxi tác dụng với
+ phi kim ( S, P...)
S + O2 → SO2
+ kim loại ( Fe, Mg...)
3Fe + 2O2 → Fe3O4
+ Hợp chất ( CH4; C2H4...)
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
3. Trang 90 Vở bài tập Hóa học 8 : Butan có công thức C4H10 khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.
Lời giải
Phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.
2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O + Q (Q là nhiệt lượng).
4. Trang 90 Vở bài tập Hóa học 8 : Đốt cháy 12,4g photpho trong bình chứa 17g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).
a) Photpho hay oxi, chất nào còn thừa và số mol chất còn thừa là bao nhiêu ?
b) Chất nào được tạo thành, khối lượng là bao nhiêu ?
Lời giải
Phương trình phản ứng :
4P + 5O2 → 2P2O5
a) Số mol P bằng: nP = (12,4)/31 = 0,4 (mol).
Theo phương trình phản ứng, 4 mol P cần 5 mol O2
0,4 mol P cần x mol O2
→ x = 0,5 mol
Chất còn thừa là O2, lượng chất còn thừa là: 0,53 – 0,5 = 0,03 mol
b) Chất được tạo thành là: P2O5
Theo phương trình hóa học, để có 1 mol P2O5 cần 2 mol P, vậy:
nP2O5 = 0,5.nP = 0,2 mol
Khối lượng chất tạo thành là : m = 0,2.(31.2 + 16.5) = 28,4 gam.
6. Trang 91 Vở bài tập Hóa học 8 : Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất của lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn).
Lời giải
Phương trình hóa học:
C + O2 ⟶ CO2 (1)
S + O2 ⟶ SO2 (2)
Số mol cacbon nguyên chất: nC = (24.98%)/(12.100%) = 1960 mol
Số mol khí CO2: nCO2 = nC = 1960 mol
Thể tích CO2 : VCO2 = 1960.22,4 = 43904 lít
Số mol tạp chất lưu huỳnh là: nS = (24.5%)/(32.100%) = 3,75 mol
Số mol khí SO2: nSO2 = nS = 3,75 mol
Thể tích SO2 : VSO2 = 3,75.22,4 = 84 lít
7. Trang 91 Vở bài tập Hóa học 8 : Giải thích tại sao :
a. Khi nhốt một con dế mèn (hoặc một con châu chấu) vào một cái lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn ?
b. Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc chậu bể cá sống ở các cửa hàng bán cá ?
Lời giải
a) Con dế mèn dễ chết vì: trong quá trình hô hấp của chúng cần oxi cho quá trình trao đổi chất (quá trình này góp phần vào sự sinh tồn của người và động vật), khi ta đậy nút kín tức có nghĩa là sau một thời gian trong lọ sẽ hết khí oxi để duy trì sự sống.
b) Phải bơm sục không khí vào các bể bơi nuôi cá vì: cá cũng như bao loài động vật khác cần oxi cho quá trình hô hấp, mà trong bể cá thường thiếu oxi.
B - Giải bài tập
24.6. Trang 91 Vở bài tập Hóa học 8 : Có những chất sau : O2, Mg, P, Al, Fe
Hãy chọn một trong những chất trên và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong các phương trình hoá học:
Lời giải
a) 4Na + O2 ⟶ 2Na2O
b) 2Mg + O2 ⟶ 2MgO
c) 4P + 5O2 ⟶ 2P2O5
d) 4Al + 3O2 ⟶ 2Al2O3
e) 3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4
24.10. Trang 91 Vở bài tập Hóa học 8 : Tính thể tích khí oxi và thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy :
a)1 mol cacbon
b) 1,5 mol photpho
Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
a) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy cacbon:
C + O2 → CO2
1 mol → 1mol
Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là: 1.22,4 = 22,4(lít).
Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là:
22,4/20 × 100 = 112(l)
b) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy photpho:
4P + 5O2 → 2P2O5
4mol 5mol
1,5mol x mol
x = 5.1,54 = 1,875(mol)
Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:
1,875 . 22,4 =42 (lít)
Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:
42/20 ×100 = 210(l)