Vở bài tập Hóa lớp 8 - Giải vở bài tập Hóa 8 hay, ngắn nhất
Vở bài tập Hóa lớp 8 - Giải vở bài tập Hóa 8 hay, ngắn nhất
Tuyển tập các bài giải vở bài tập Hóa lớp 8 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Hóa lớp 8.
Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 1: Mở đầu môn Hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 2: Chất
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập 1
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 9: Công thức hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2
Chương 2: Phản ứng hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 12: Sự biến đổi chất
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 16: Phương trình hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3
Chương 3: Mol và tính toán hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 18: Mol
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 21: Tính theo công thức hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 23: Bài luyện tập 4
Chương 4: Oxi - Không khí
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng oxi hóa hợp - Ứng dụng của oxi
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 26: Oxit
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 28: Không khí - Sự cháy
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5
Chương 5: Hiđro - Nước
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 31: Tính chất, ứng dụng của hiđro
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 33: Điều chế hiđro - Phản ứng thế
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 34: Bài luyện tập 6
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 36: Nước
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 37: Axit. Bazơ. Muối
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7
Chương 6: Dung dịch
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch
- Vở bài tập Hóa học 8 Bài 44: Bài luyện tập 8
Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 1: Mở đầu môn Hóa học
A - Học theo SGK
I. Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm
Nhận xét hiện tượng TN1: Tạo ra chất mới không tan trong nước.
Nhận xét hiện tượng TN2: Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng.
2. Kết luận
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
Trả lời câu hỏi
a) Ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sửa dụng trong gia đình em là: xoong, nồi, dép.
b) Ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em là: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
c) Những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe của gia đình em là: giấy, bút, quần áo, thuốc chữa bệnh
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học?
Khi học tập môn hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập tìm kiếm thêm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 2: Chất
A - Học theo SGK
1. Lý Thuyết
I. Chất có ở đâu?
- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
- Vật thể tự nhiên: thân cây mía, khí quyển, nước biển, đá vôi...
- Vật thể nhân tạo: cốc thủy tinh, chậu nhựa, ấm đun nước....
II. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: là trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi hình thành chất khác, khả năng phân hủy, tính cháy....
- Làm thể nào để biết được tính chất của chất?
Dựa vào quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm
- Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
Nắm được những tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất, biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
III. Chất kết tinh
1. Hỗn hợp là: các chất trộn lẫn với nhau
2. Chất kết tinh
- Nước cất là: chất tinh khiết, còn nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, sông, hồ.... là hỗn hợp
- Chỉ có nước tinh khiết mới có t0nc = 00C, t0s = 1000C , D= 1g/cm3
- Chỉ có những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí , ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.
Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể tách riêng được một chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất
2. Bài tập
1. Trang 7 Vở bài tập Hóa học 8
a) Hai vật thể tự nhiên: núi đá, khí quyển.
Hai vật thể nhân tạo: cặp sách, cốc nhựa đựng nước.
b) Bởi vì vật thể được cấu tạo từ một chất hay một số chất. Nên ta có thể nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
2. Trang 7 Vở bài tập Hóa học 8
a) Nhôm : Ấm đun nước, móc treo quần áo, lõi dây điện.
b) Thủy tinh : Ly nước, kính cửa sổ, mắt kính.
c) Chất dẻo : Thau nhựa, thùng đựng rác, đũa, ống nước.
3. Trang 7 Vở bài tập Hóa học 8
- Vật thể : Cơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
- Chất : nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
4. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8
Lập bảng so sánh:
Chất | Màu | Vị | Tính tan trong nước | Tính cháy |
---|---|---|---|---|
Muối ăn | Trắng | Mặn | Tan | Không |
Đường | Trắng | Ngọt | Tan | Cháy |
Than | Đen | Không | Không | Cháy |
5. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được tính chất bề ngoài của chất.
Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của chất.
Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm."
6. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8
Để có thể nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta, ta có thể làm theo cách sau :
Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục.
Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
7. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8
a) Giữa nước khoáng và nước cất có:
- Hai tính chất giống nhau : đều là chất lỏng ở điều kiện thường, không màu.
- Hai tính chất khác nhau : nước cất là nước tinh khiết còn nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.
b) Nước khoáng uống tốt hơn nước cất
7. Trang 8 Vở bài tập Hóa học 8
Tách riêng khí oxi và khí nito từ không khí bằng cách:
Nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí.
Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên đến -196 oC nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến - 183 oC mới sôi, tách riêng được hai khí.
B - Giải bài tập
2.1. Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8: Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống:
Các vật thể ...........đều gồm một số..........khác nhau,.......được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là........ hay hỗn hợp một số............Nên ta nói được
Đâu có .......là có.......
Lời giải
Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được
Đâu có vật thể là có chất.
2.2. (Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8): Hãy phân biệt từ nào ( những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:
- Trong quả chanh có nước, axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.
- Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.
- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
- Bóng đèn điện được chế tạo từ thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).
Lời giải
- Vật thể tự nhiên : quả chanh, quặng apatit.
- Vật thể nhân tạo : cốc, que diêm, bóng đèn điện.
- Chất : nước, axit xitric, thuỷ tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfam
2.7. (Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8) Câu sau đây có hai ý nói về nước cất : "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102°C".
A. Cả hai ý đều đúng.
B. Cả hai ý đều sai
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai
D. Ý 1 sai, ý 2 đúng
Lời giải
Chọn C ( vì nước cất sôi ở 100°C).
2.8. (Trang 9 Vở bài tập Hóa học 8) Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi t° = 78,3°C và tan nhiều trong nước.
Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ?
Lời giải
Đun nóng hỗn hợp cồn và nước đến khoảng 80°C. Cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt cồn lỏng. Giữ cho nhiệt độ ở trên 80°C một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.
Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 4: Nguyên tử
A - Học theo SGK
1. Lý thuyết
1. Nguyên tử : là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm.
Kí hiệu và điện tích của electron: e, (-)
2. Hạt nhân nguyên tử : được tạo ra bởi các proton và nơtron. Trong mỗi nguyên tử, số proton (p, +) bằng số electron (e, -).
Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton trong hạt nhân.
Trong mỗi nguyên tử, số pbằng số e
Số p = số e
- Hạt proton và notron có khối lượng tương đương nhau, còn hạt electron có khối lượng rất bé, không đáng kể. Vì vậy, khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử
3. Lớp electron
Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
2. Bài tập
1. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”
2. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8
a) Ba loại hạt dưới nguyên tử đó là: electron, proton và nơtron.
b) Các hạt mang điện là:
- Electron: kí hiệu là e, mang điện tích âm.
- Proton: kí hiệu là p, mang điện tích dương.
c) Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
3. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8
Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì Hạt nhân gồm proton và nơtron có khối lượng rất lớn so với các hạt electron, (khối lượng electron rất bé)
4. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8
Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.
5. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8
B - Giải bài tập
4.2. Trang 12 SBT Hóa học 8:
Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử :
A.Vô cùng nhỏ
B. Trung hoà về điện
C. Tạo ra các chất
D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học( 1 )
Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D ?) với phần còn trống trong câu :
"Nguyên tử là hạt ............ , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".
Lời giải
Cụm từ B. (Mỗi electron mang điện tích (-), mỗi proton mang điện tích (+) nên về số trị : tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.)
4.3. Trang 12 SBT Hóa học 8:
Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau :
Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Lời giải
4.4. (Trang 13 SBT Hóa học 8):
Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra :
a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron.
b) Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron.
c) Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri (xem sơ đồ trong bài 4 - SGK)
Lời giải
a)
Nguyên tử | Số lớp electron |
---|---|
Nitơ | 2 |
Neon | 2 |
Silic | 3 |
Kali | 4 |
b) Nguyên tử nitơ và nguyên tử neon cùng có hai lớp electron.
c) Nguyên tử silic có ba lớp electron như nguyên tử natri.