Giải VBT Ngữ Văn 9 Lặng lẽ Sa Pa
Giải VBT Ngữ Văn 9 Lặng lẽ Sa Pa
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Lặng lẽ Sa Pa hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Trả lời:
- Cốt truyện đơn giản xoay quanh tình huống gặp gỡ của các nhân vật tại trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
- Tình huống truyện là cơ hội để tác giả khắc họa bức chân dung nhân vật chính qua cái nhìn và nhận xét của các nhân vật khác đồng thời để nhân vật chính có dịp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của mình về công việc, về cuộc sống
2. Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết: Nghĩ cho cùng Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung như tôi có nói trong đó. Đó là bức chân dung của ai? Vì sao tác giả lại gọi truyện của mình là một bức chân dung?
Trả lời:
- Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa
- Tác giả gọi truyện của mình la một bức chân dung bởi vì:
+ Thứ nhất, vì tác giả chỉ để cho nhân vật xuất hiện trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ba nhân vật khác ( ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe). Cuộc sống, tình cảm và suy nghĩ của anh chỉ được hiện ra qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kĩ sư và qua một đôi lời bộc bạch tâm sự của chính anh. Vì thế, nhân vật chính chỉ hiện ra ở một số nét đẹp trong cách sống và suy nghĩ, chưa thể được khắc họa rõ nét về tính cách hay số phận.
+ Thứ hai, truyện ngắn này có cốt truyện hết sức đơn giản, không có xung đột, cũng không có nút thắc hay cao trào như phần lớn các truyện ngắn khác.
+ Thứ ba, nhân vật anh thanh niên được người họa sĩ già quan sát và muốn thể hiện bằng một bức chân dung.
3. Câu 2, tr. 189, SGK
Trả lời:
- Sự xuất hiện và vị trí của nhân vật trong truyện: anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật này không xuất hiện ở đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ, cô gái trẻ, bác lái xe khi xe của họ dừng lại nghỉ
- Hoàn cảnh sống và làm việc: anh sống một mình trên núi cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng với cỏ cây muông thú. Công viêc của anh là: "Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động của mặt đất, tham gia vào việc dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu"
- Những nét đẹp ở nhân vật:
+ Anh là một người có suy nghĩ đẹp: anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống
+ Anh có hành động đẹp: anh vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao
+ Anh có lối sống đẹp: tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động, chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người,.....
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chân dung một nhân vật được khắ họa với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống
→Anh là người rất tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong cuộc xây dựng đất nước ở nơi khó khăn gian khổ.
4. Câu 3, tr. 189, SGK
Trả lời:
- Nhân vật ông họa sĩ:
+ Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác, luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật khi gặp anh thanh niên “Họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”
+ Ông xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên “Chao ôi ! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hân hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”
- Các nhân vật phụ khác (cô kĩ sư, bác lái xe)
+ Cô gái khi từ biệt, "Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như¬ ng¬ời ta trao cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay". Anh thanh niên đã giúp cô hiểu ý nghĩa đích thực của lao động, là cả sự thầm lặng cống hiến cho đời,... Những điều đó sẽ giúp cô vững vàng hơn trong những bư¬ớc đầu tiên vào đời.
→Như vậy các nhân vật khác trong truyện đều góp phần khắ họa đậm nét thêm cho nhân vật chính và nội dung của truyện
5. Câu 4, tr. 189, SGK
Trả lời:
- Các chi tiết tạo nên chất trữ tình trong truyện:
+ chất trữ tình của tác phẩm toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già thấm đượm những suy nghĩ về cuộc đờ về con người, về nghệ thuật
+ chất trữ tình toát lên từ nội dung câu chuyện: từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị, từ những nét đẹp giản dị trìu mên của người thanh niên, từ những câu chuyejn về cuộc sống một mình của anh thanh niên giữa lặng lẽ Sa Pa, từ những tình cảm cảm xúc mới nảy nở của ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên
- Tác dụng của yếu tố trữ tình:
+ Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ.
+ Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lỗ rõ nét và sâu sắc.
6. “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng” (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa). Điều suy nghĩ nào của một nhân vật trong truyện mà em thấy tâm đắc nhất. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về điều đó.
Trả lời:
- Trong văn bản "Lặng Lẽ Sa Pa" những suy nghĩ của ông họa sĩ về con người lao động miệt mài cống hiến trong cái lặng lẽ của Sa Pa đã để lại cho em nhiều tâm đắc nhất
- Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng củanghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối.
- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”.
- Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khá cnữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng