Giải VBT Ngữ Văn 9 Nghị luận trong văn bản tự sự
Giải VBT Ngữ Văn 9 Nghị luận trong văn bản tự sự
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Nghị luận trong văn bản tự sự hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
1. Bài tập 1, tr. 139, SGK
Trả lời:
a. Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo
b. Người ấy đang thuyết phục chính mình
c. Nội dung thuyết phục: vợ mình không ác để bản thân chỉ buồn chứ không nỡ giận
2. Bài tập 2, tr. 139, SGK
Trả lời:
- Tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lập luận của nhân vật Hoạn Thư:
+ Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).
+ Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).
+ Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.
+ Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).
→ Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất “khó xử”:
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
3. Dẫn ra một đoạn văn tự sự đã học trong đó tác giả sử dụng yếu tố nghị luận và chỉ ra tác dụng của những yếu tố đó
Trả lời:
- Đoạn văn giới thiệu:
“Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”....
- Các yếu tố nghị luận và tác dụng của chúng trong đoạn văn
+ Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
+ Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
+ Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”....
→Tạo ra tính triết lí cho câu chuyện đồng thời thể hiện quan niệm suy nghĩ của tác giả về kiếp người