Giải VBT Ngữ Văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Giải VBT Ngữ Văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
1. Câu 2, tr. 115, SGK
Trả lời:
- Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh “bất bình”:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
- Vân Tiên tả đột hữu xông/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vây của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
- Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
2. Qua những lời nói và cử chỉ của Kiều Nguyệt Nga, em thấy được những vẻ đẹp gì ở nhân vật này?
Trả lời:
- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức : xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.
- Trọng tình nghĩa : nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng: Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi
- Người con hiếu thảo : vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.
3. Ở đạo trích các nhân vật được khắc họa chủ yếu băng phương thức nào trong những cách sau?
A, Miêu tả chân dung ngoại hình nhân vật
B, Diễn tả nội tâm nhân vật qua ý nghĩ và cảm xúc
C, Miêu tả nhân vật qua hành động lời nói
Các miêu tả nhân vật như thế gần với loại truyện nào?
Trả lời:
- Các nhân vật chủ yếu được khắc họa bằng phương thức: Miêu tả qua hành động lời nói
- Cách miêu tả nhân vật như thế gần với loại truyện: cổ tích, truyện kể thời trung đại
4. Câu 5, tr. 115, SGK
Trả lời:
- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị gần với lời nói thông thường và mang sắc màu Nam bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt uyển chuyển nhưng lại phù hợp với người kể truyện, dễ đi vào quần chúng
- Ngôn ngữ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết