Giải VBT Ngữ Văn 9 Tiếng nói của văn nghệ
Giải VBT Ngữ Văn 9 Tiếng nói của văn nghệ
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Tiếng nói của văn nghệ hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
Câu 1: Câu 1, tr. 17, SGK
Trả lời:
- Hệ thống luận điểm ở bài nghị luận:
+ văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhân thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ
+ tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến
+ văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động con người qua những rung cảm sâu xa
- Nhận xét về bố cục bài nghị luận: bố cục chặt chẽ, luận điểm logic, mạch lạc, giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung giả thích cho nhau
Câu 2: Câu 2, tr. 17, SGK
Trả lời:
- Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ: là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ
- Điều đó được thể hiện qua những đặc điểm sau:
+ tác phẩm không phải là sự sao chép hiện thực mà nó chứa đựng trong đó tấm lòng của người nghệ sĩ
+ tác phẩm giáo dục tác động vào người đọc qua những tình cảm sâu sắc
+ nội dung văn nghệ còn là những rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác
Câu 3: Hãy phân tích tác dụng của văn nghệ đối với con người
Trả lời:
Tác dụng của văn nghệ đối với con người
- Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trong phương diện tinh thần
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài
- Văn nghệ khiến cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ đáng yêu
Câu 4: Câu 4, tr. 17, SGK
Trả lời:
- Văn nghệ đến với con người qua nội dung của nó
- Con đường mà nó đến với người đọc là con đường tình cảm: tư tưởng, nội dung của văn nghệ là phản ánh đời sống, vì thế nó đưa người đọc cùng hòa nhập vào cuộc sống của các nhân vật trong đó, tác phẩm văn nghệ đi từ trái tim đến trái tim, tác động vào tình cảm mỗi người.
Câu 5: Câu 5, tr. 17, SGK
Trả lời:
Đặc sắc nghệ thuật của bài nghị luận:
- Bố cục văn bản chặt chẽ rõ ràng, hợp lí, các vấn đề được dẫn dắt tự nhiên, lưu loát
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn cả trong văn chương cũng như trong đời sống
- Giọng văn chân thành, say sưa thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết
Câu 6: Giải thích và bình luận ý kiến của Nguyễn Đình Thi: Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên moi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn óc ta nghĩ
Trả lời:
- Giải thích ý kiến:
+ Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất
+ Nhưng con người tiếp nhận nghệ thuật không thụ động mà biến thứ ánh sáng riêng rọi vào con người ấy thành của mình làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ để tự biến đổi con người bên trong mình
+ Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học
- Bình luận qua bài thơ Ánh trăng: ánh sáng riêng của bài thơ
+ Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ
+ Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía:
• Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ...
• Sống với ngày hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua..., luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ
• Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm để sửa sai