Giải VBT Ngữ Văn 9 Làng (Kim Lân)
Giải VBT Ngữ Văn 9 Làng (Kim Lân)
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Làng (Kim Lân) hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
1. Tình huống nào bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả
Trả lời:
- Tình huống bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai: tin làng ông theo giặc lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: đặc sắc hấp dẫn, từ một sự việc bên ngoài đã chuyển vào nội tâm nhân vật, tạo ra những xung đột tâm lí khá căng thẳng để bộc lộ sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật
2. Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hia từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến khi tin ấy được cải chính. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai
Trả lời:
- Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai:
+ Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”, ông không thể không tin.
+ Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”.
+ Suốt mấy ngàu sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.
+ Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
+ Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: chân thực, sâu sắc, sinh động
3. Câu 3, tr. 174, SGK
Trả lời:
- Ông Hai dãi bày tâm sự với con nhỏ vì trong hoàn cảnh dồn nén và bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con ngây thơ
- Qua nhưng lời tâm sự thực chất là giãi bày lòng mình ấy ta thấy rõ ông Hai:
+ là người yêu làng sâu nặng
+ tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ , tình cảm ấy sâu nặng bền vững thiêng liêng
4. Phân tích mối quan hệ giữa tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai.
Trả lời:
- Ông rất yêu làng, tự hào về làng, làng gắn bó máu thịt với cuộc đời ông, nhưng nay làng theo giặc. Tình yêu trong ông bị đổ vỡ, bỏ làng hay bỏ cách mạng, bỏ kháng chiến. Dù đã xác định : Làng làm Việt Gian, theo Tây thì phải thù nhưng tận trong sâu thẳm trái tim ông, ngôi làng với nhà ngói san sát, đường lát toàn đá xanh… vẫn ngự trị trong ông
- Tình yêu làng quê, yêu đất nước đã gắn bó làm một, hòa quyện trong con người ông Hai trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng bền vững. Tình yêu ấy không chỉ riêng ở ông Hai mà nó chính là tình cảm của nhân vật Việt với làng quê, với đất nước
5. Nhận xét về ngôn ngữ của truyện ngắn Làng (cả ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật)
Trả lời:
- Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật ông Hai:
+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.
+ Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba).
+ Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
6. Bài luyện tập 2, tr. 174, SGK
Trả lời:
- Những tác phẩm viết về tình cảm quê hương đất nước: Lao xao, Buổi học cuối cùng, Quê hương, Cây tre Việt Nam, Sài Gòn tôi yêu,...
- Nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn làng
+ tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện thành thói khoe làng mình
+ tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến