X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9

Giải VBT Ngữ Văn 9 Mùa xuân nho nhỏ


Giải VBT Ngữ Văn 9 Mùa xuân nho nhỏ

Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Mùa xuân nho nhỏ hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.

Giải VBT Ngữ Văn 9 Mùa xuân nho nhỏ

Câu 1: Câu 1, tr. 57, SGK

Trả lời:

- Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên , đất trời đến mùa xuân mỗi con người trong mùa xuân lớn đất nước, thể hiện khát vọng được hiến dâng mùa xuân nho nhỏ của mình cho cuộc đời chung

- Bố cục

+ Khổ thơ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

+ Khổ 2 và 3 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.

+ Khổ 4 và 5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

+ Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu ca Huế

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, âm thanh, màu sắc trong khổ thơ đầu?

Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên mùa xuân

+ Bức tranh xuân đơn sơ giản dị mà đẹp vô cùng. Màu xanh là tín hiệu của mùa xuân,sắc tím của bông hoa là dáng hình của niềm tin của quê ương xứ Huế. Dường như tác giả thấy mùa xuân ấy đang trải êm đềm ấm ấp trên dòng sông có bông hoa tím biếc

+ Cái bức tranh ấy được đẹp hơn sống động hơn với tiếng hót của con chim chiền chiện. Mùa xuân như đang bước đến cùng niềm vui rạo rực

+ Tiếng chim còn kết thành những giọt sương long lanh rơi xuống cõi lòng rộng mở đang say sưa, ngây ngất thi nhân→ nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thật tinh tế tài hoa

- Cảm xúc của tác giả: ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân tới

Câu 3: Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy

Trả lời:

- Có ba hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người

- Mối quan hệ giữa các hình ảnh ấy:

+ Từ những hình ảnh cụ thể: cành hoa, tiếng chim, nốt nhạc trầm, nhà thơ khái quát thành 1 hình tượng độc đáo: mùa xuân nho nhỏ.

+ Nếu ở hai khổ thơ đầu, hai hình ảnh thơ bông hoacon chim được miêu tả cụ thể, gợi cảm thì ở khổ thơ thứ tư những hình ảnh ấy lại mang ý nghĩa khái quát, đậm tính biểu tượng.

+ Việc lặp lại đó làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đấy hình ảnh mùa xuân nho nhỏ hiện lên ở khổ thơ thứ 5 rất tự nhiên.

+ Ba hình ảnh mùa xuân đã tạo nên sự trùng điệp nhưng không trùng lặp mà được mở sộng, phát triển những ý nghĩa mới. Đặc biệt, hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là 1 sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào những hình ảnh mùa xuân tươi đẹp khác trong thơ ca dân tộc.

Câu 4: Câu 3, tr. 57, SGK

Trả lời:

- Điều tâm nguyện của nhà thơ: ta làm con chim, ta làm cành hoa, một nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho cuộc đời.

- Tâm nguyện ấy được thể hiện bằng các hình ảnh: một tiếng chim hòa trong giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong hương sắc của muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người →ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời, chỉ là một nốt trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người, đó cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muốn cống hiến sức mình cho nhân dân đất nước → khát vọng muốn sống hữu ích cho đời

- Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đang chớm bạc. Điệp từ dù là như một lời khẳng định: trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội, Lặng lẽ dâng cho đời

- Ước nguyện của nhà thơ dã gợi cho em thấy ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người: sống là không ngừng nỗ lực cống hiến cho đời

Câu 5: Câu 4, tr. 57, SGK

Trả lời:

Nhạc điệu bài thơ được tạo nên nhờ sử dụng các yếu tố:

- Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo sự liền mạch cho cảm xúc.

- Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng

- Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ.

- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

Câu 6: Em hiểu và cảm nghĩ như thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ

Trả lời:

- Cảm nghĩ về nhan đề bài thơ: đó là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không chỉ là mùa xuân đất trời mà còn là mùa xuân đời người, nhỏ bé với khát khao cống hiến.

- Chủ đề của bài thơ: rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 hay khác: