Giải VBT Ngữ Văn 9 Phép phân tích và tổng hợp
Giải VBT Ngữ Văn 9 Phép phân tích và tổng hợp
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Phép phân tích và tổng hợp hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây nêu đúng điểm khác nhau giữa lập luận phân tích và tổng hợp? Vì sao?
A. Phân tích là để làm rõ ý nghĩa của một sự vật; còn tổng hợp rút ra cái chung từ những điều đã phân tích
B. Phân tích là lập luận trình bày từng bộ phận từng phương diện; còn tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích
C. Phân tích là nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng; còn tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài
D. Phân tích là lập luận đi từ cái chung đến cái riêng; còn tổng hợp là đi từ cái riêng đến cái chung
Trả lời:
- Đáp án dúng là B
- Lí do: phương án B đã nêu rõ và chính xác nhất điểm khác biệt giữa phép phân tích và tổng hợp
Câu 2: Bài tập 1, tr. 10, SGK
Trả lời:
- Để làm sáng tỏ luận điểm Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn tác giả đã phân tích như sau:
+ Nêu ra lập luận điểm cơ bản làm tiền đề cho lập luận: học vấn là thành quả tích lũy của nhân loại được lưu giữ và truyền lại qua sách.
+ Đưa ra giả thiết: muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn được lưu truyền.
+ Đưa ra giả thiết: nếu xóa bỏ hết cái thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chúng ta có thể bị lùi lại điểm xuất phát, làm kẻ lạc hậu
+ Rồi nêu ra kết luận: cần đọc sách, đọc sách là sự chuẩn bị để đi trên con đường học vấn (kết luận này được trình bày trong đoạn tiếp theo)
Câu 3: Bài tập 2, tr. 10, SGK
Trả lời:
Phân tích những lí do phải chọn sách để đọc :
- Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu, tạo thói xấu hư danh, nông cạn.
- Dễ lãng phí thời gian do đọc những cuốn sách không có giá trị, dễ bị lạc hướng.
Câu 4: Bài tập 3, tr. 10, SGK
Trả lời:
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như sau:
- Muốn tiếp cận tri thức nhanh nhất thì phải đọc sách.
- Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.
- Quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
+ đọc 10 cuốn sách không quan trọng bằng đọc kĩ 10 lần một quyển sách quan trọng.
+ đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức.
- Phải đọc cả hai loại sách tri thức thường và sách chuyên môn.