Giải VBT Ngữ Văn 9 Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giải VBT Ngữ Văn 9 Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 9 Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 9.
Câu 1: Bài luyện tập, tr. 68-69, SGK
Trả lời:
Dàn ý tham khảo
A, Mở bài:
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà
B, Thân bài:
- Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau bảy năm xa cách.
+ Anh Sáu thoát li gia đình đi hoạt động cách mạng lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, anh mới có dịp ghé thăm nhà, bé Thu đã lên tám tuổi.
+ Anh Sáu quá đỗi vui mừng, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.
+ Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn dứt khoát không nhận ba.
+ Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, bé Thu vùng vằng hất xuống đất. Anh Sáu đã nổi giận, đánh con một cái vào mông. Bé Thu giận lắm nên em đã chèo xuồng sang sông với bà ngoại ngay lúc đó.
- Cảnh chia tay đầy cảm động.
+ Trong phút chia tay bịn rịn, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bùng dậy trong lòng bé Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của minh.
+ Bé bật kêu lên tiếng gọi “Ba!”, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.
+ Chứng kiến cảnh này, hẳn ai ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm chặt lấy trái tim đến nghẹn ngào.
C, Kết bài: khát quát cảm nhận của bản thân
Câu 2: Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Thu từ đầu đến lúc chia tay với ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Trả lời:
Từ lúc đầu truyện đến lúc chia tay, nhân vật bé Thu đã trải qua rất nhiều tâm trạng khác nhau. Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Dù gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Thu cũng không chịu gọi ông Sáu là “ cha”. Lí do là vì ông Sáu không giống tấm hình chụp chung với má. Trong bữa cơm , Thu còn hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho làm cho ông Sáu đã giận quá mà đánh Thu. Thu ngang bướng bỏ qua nhà bà ngoại. Khi được bà giải thích, nó chỉ thở dài. Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn, tình cha con trỗi dậy trong Thu , em đã cất lên tiếng gọi ba. Ấy vậy mà đó là lúc ông Sáu phải ra đi. Bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt là những tình cảm trẻ thơ mà tiêu biểu là bé Thu.