X

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió - Cánh diều


Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió - Cánh diều

THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu đuợc vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic trong khí quyển.

- Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.

- Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một sổ khối khí.

- Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

- Biết cách sử dụng khi áp kế.

- Có ý thức bảo vệ bầu khí quyển và lớp ô-dôn

2. Năng lực

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:  

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: 

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên (Bám sát các phương tiện trong SGK, kể cả phần luyện tập và vận dụng)

- Máy chiếu

- Quả Địa Cầu

- Hình 13.1. Sơ đồ các tầng khí quyển

- Hình 13.2. Biểu đồ thành phần của không khí

- Hình 13.5. Phân bố các đai khí áp và gió thổi thường xuyên

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: 

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Sau khi quan sát HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: GV nêu thể lệ trò chơi:

+ Người đoán sẽ phải đoán nhanh

+ Người gợi ý diễn giải khái niệm. Không lặp từ, tách từ có trong khái niệm. Có nhiều cách để thực hiện.

+ Chiếu từ khóa lên màn hình, gọi 2 HS quay lưng lại màn hình. Các thành viên dưới lớp gợi ý cho 2 bạn thi nhau.

+ Viết các từ khóa ra giấy. Gọi đại diện nhóm gợi ý cho các thành viên dưới lớp. Nhóm có thành viên gợi ý mà trả lời đúng thì +2; nhóm khác +1

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

- Bước 3: Giáo viên từ kết quả của học sinh trả lời dẫn dắt vào bài. Yêu cầu các em vắn tắt, kết nối thông tin để tạo thành một đoạn thông tin có ý nghĩa

2. Hình thành kiến thức mới 

Hoạt động 1: Khái niệm khí quyển và thành phần của không khí

a. Mục tiêu:  

- Trình bày được khái niệm khí quyển

- HS kể tên được các thành phần và tỉ trọng của các thành phần đó trong 

b. Nội dung: Thành phần không khí gần bề mặt đất

c. Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

                     Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Cho HS quan sát SGK, bằng hiểu biết của bản thân hoàn thành PHT

Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cặp 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

1. Khái niệm khí quyển và thành phần của không khí

Khí quyển (lớp vỏ khí) là không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất

- Gồm : 

+ Khí nitơ chiếm 78%.

+ Khí oxi chiếm 21% .

+ Hơi nước và các khí khác                            chiếm 1%

-> Các khi này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Dựa vào hiểu biết của em và kiến thức SGK hoàn thành bài tập sau:

1. Không khí gồm những thành phần nào?

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

2. Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

3. Vai trò của ôxy, hơi nước và khí CO2 đối với tự nhiên vào đời sống?

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió

a. Mục tiêu: 

- HS biết được nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí

- HS biết được tên và đặc điểm của từng tầng khí quyển

- HS nêu được khái niệm khí áp, đơn vị đo khí áp; sự phân bố các đai khí hậu trên Trái Đất

b. Nội dung: Tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu tìm hiểu về các tầng khí quyển, các khối khí, khí áp và gió 

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm về 4 trạm học tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn

+ Trạm 1: Trạm video (HS quan sát video hoàn thành PHT)

+ Trạm 2: Trạm Internet (HS sử dụng internet để nghiên cứu và hoàn thành PHT)

+ Trạm 3: Trạm SGK (HS sử dụng SGK để nghiên cứu và hoàn thành PHT)

+ Trạm 4: Tài liệu tham khảo (HS sử dụng tài liệu tham khảo để nghiên cứu và hoàn thành PHT)

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

- Giáo viên giới thiệu về cách thực hiện hoạt động

+ HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện 4 nhiệm vụ ở mỗi trạm

+ Thời gian nghiên cứu ở mỗi trạm là 5 phút

+ Yêu cầu Hs đi đầy đủ cả 4 trạm để hoàn thành PHT 

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

2. Các tầng khí quyển, khối khí, khí áp và gió


NỘI DUNG TRÊN PHIẾU HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài tập 1: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 3, em hãy hoàn thành bảng sau đây

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm chính

Khối khí nóng




Khối khí lạnh



Khối khí lục địa



Khối khí đại dương




Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào đoạn sau:

- ……………… của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Đơn vị đo khí áp là ………………

- …………… được phân bố trên TRÁI ĐẤT thành các đai khí áp ………. và khí áp ………… từ xích đạo về cực

+ Các đai …………. nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N

+ Các đai áp ………………nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam)

- Gió là ……………………………………………………………………………………


Bài tập 3: Nối những đơn vị kiến thức ở cột A_B_C để tạo thành hệ thống kiến thức đầy đủ và chính xác

A

B

C

Loại gió

Phạm vi gió thổi.

Hướng gió.

1/Đông cực


a/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ

E/ở nửa cầu B, gió hướng TN,

ở nửa cầu N, gió hướng TB

2/Tín phong


b/Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N


F/ở nửa cầu Bắc  hướng ĐB,

ở nửa cầu Nam  hướng ĐN


3/Tây ôn đới


c/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N

G/ở nửa cầu B, gió hướng ĐB,

ở nửa cầu N, gió hướng ĐN




3.  Luyện tập.

a. Mục tiêu:  Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi

c.  Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 

d. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: GV nêu thể lệ trò chơi:

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

+ Giáo viên chia lớp làm 2 đội chơi: ĐỘI KHỈ và ĐỘI GẤU

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

+ 2 đội chơi lần lượt lựa chọn câu hỏi và trả lời, đội trả lời đúng sẽ được tiến lên phía trước, đội thua mất quyền trả lời cho đội còn lại và đứng im tại chỗ

+ Hết các câu trả lời đội nào tiến xa hơn đội đó chiến thắng

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió | Cánh diều

- Bước 3: Giáo viên tổng kết kiến thức, khen ngợi thành tích các đội.

4.  Vận dụng

a. Mục đích:  HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Quan sát hình 6, thu thập thông tin về hoạt động sản xuất điện gió và chia sẻ với các bạn

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

IV. PHỤ LỤC

THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài tập 1: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 3, em hãy hoàn thành bảng sau đây

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm chính

Khối khí nóng

Vùng có vĩ độ thấp

Nhiệt độ tương đối cao

Khối khí lạnh

Vùng có vĩ độ cao

Nhiệt độ tương đối thấp

Khối khí lục địa

Trên các biển và đại dương

Có độ ẩm lớn

Khối khí đại dương

Trên các vùng đất liền

Có tính chất khô tương đối


Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào đoạn sau:

- Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.

- Khí áp được phân bố trên TRÁI ĐẤT thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực

+ Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N

+ Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 B và N và khoảng vĩ độ 900B và N(cực Bắc và Nam)

Bài tập 3: Nối những đơn vị kiến thức ở cột A_B_C để tạo thành hệ thống kiến thức đầy đủ và chính xác và hoàn thành kiến thức còn thiếu vào dấu …

A

B

C

Loại gió

Phạm vi gió thổi.

Hướng gió.

1/Đông cực


a/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về XĐ

E/ở nửa cầu B, gió hướng TN,

ở nửa cầu N, gió hướng TB

2/Tín phong


b/Từ khoảng các vĩ độ 900Bvà N về 600B và N


F/ở nửa cầu Bắc  hướng ĐB,

ở nửa cầu Nam  hướng ĐN


3/Tây ôn đới


c/Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N

G/ở nửa cầu B, gió hướng ĐB,

ở nửa cầu N, gió hướng ĐN

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp

Đáp án:       1 – b – G                        2 – c – E                         3 – a - F

V. RÚT KINH NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN (ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY)

VẤN ĐỀ

CÁC VẤN ĐỀ CÒN VƯỚNG MẮC

/CHƯA HIỆU QUẢ

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

Nội dung giảng dạy



Phương pháp giảng dạy



Tài liệu/bài tập chuẩn bị



Bố trí và phân bổ thời gian



Phương pháp (tiêu chí) đánh giá



Phiếu học tập



Hoạt động thí nghiệm




Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: