X

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí - Cánh diều


Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

- Nhận biết giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

2. Năng lực 

+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: mô tả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, phân tích được mối quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa chuyển động quanh trục của Trái Đất với các hệ quả: giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

+ Sử dụng công cụ địa lí: Khai thác tài liệu văn bản, sử dụng quả Địa cầu, sơ đồ, lược đồ...

+ Hình thành phát triển năng lực tự chủ, tự học: biết chủ động tích cực, thực hiện những công việc của bản thân.

+ Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua giải quyết các tình huống mang tính thực tế

2. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào cuộc sống hàng ngày.

- Hình thành, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học:   Quả địa cầu

- Học liệu: sgk, sách giáo viên, Phiếu học tập, Phiếu đánh giá tiêu chí…

+ Phiếu học tập

PHT                                                        Nhóm

Nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 1 trong SGK trang 118. Sau đó sử dụng quả Địa cầu làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hoàn thành Phiếu học tập: 

Đặc điểm chuyển động

Hướng tự quay


Thời gian quay


Dự kiến sản phẩm PHT

Đặc điểm chuyển động

Hướng tự quay

Từ Tây sang Đông

Thời gian quay

24 giờ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1. Đặt vị trí quả Địa cầu

Đặt nằm quả Địa cầu trên mặt bàn.

Đặt quả Địa cầu đứng trên mặt bàn, hướng nghiêng theo chiều người thực nghiệm.

Đặt quả Địa cầu đứng trên mặt bàn, hướng nghiêng theo chiều người quan sát.

2. Tiến hành quay quả Địa cầu

Quay ngược chiều từ Đông sang Tây.

Quay đúng chiều từ Tây sang Đông. Động tác quay còn lúc nhanh, lúc chậm.

Quay đúng chiều từ Tây sang Đông. Động tác quay chính xác, đều đặn.

3. Nội dung trình bày

Chỉ tiến hành thực nghiệm không thuyết trình.

Vừa tiến hành thực nghiệm, vừa thuyết trình về hướng quay, độ nghiêng và thời gian nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.

Vừa tiến hành thực nghiệm, vừa thuyết trình về hướng quay, độ nghiêng và thời gian, giọng to rõ ràng.

4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, vị trí đặt tay vào quả Địa cầu chưa phù hợp.

Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; động tác thực nghiệm khá thành thạo.

     Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; động tác thành thạo, phù hợp với nội dung thuyết trình.

TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm

+Phiếu đánh giá tiêu chí HĐ thực nghiệm mô tả trên quả Địa cầu

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Hoạt động: Xác định vấn đề

a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới.

b. Nội dung: Tham gia trò chơi

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

c.  Sản phẩm: Câu trả lời đúng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1.Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt trời?

A. Thứ 3                                B. Thứ 4

2. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn                         B. Hình cầu

3. Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

A. Ma-gien-lăngB. Cô-lôm-bô

4. Trong bài hát “Trái đất này là của chúng mình” thì Trái đất đứng yên hay Trái đất quay?

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

A. Trái đất đứng yên             B. Trái đất quay

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

HS: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ quay vòng quay may mắn và trả lời câu hỏi

GV: Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Chỉ định ngẫu nhiên Hs tham gia

HS. Báo cáo, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Đánh giá kết quả của Hs, dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất

a. Mục đích:  

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

b. Nội dung: HS đọc mục 2, quan sát quả Địa cầu, Hình 6.1, thí nghiệm để hoàn thành Phiếu học tập.

c.  Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập về đặc điểm chuyển động của Trái Đất quay quanh trục, mô tả hiện tượng ngày đêm.

d. Tổ chức thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Nhiệm vụ 1: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm có một quả Địa cầu. Gv sử dụng quả Địa cầu làm thực nghiệm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Gv giới thiệu hình 6.1 và yêu cầu Hs thực hiện nhiệm vụ sau:

HS đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 6.1 trong SGK trang 123. Sau đó sử dụng quả Địa cầu làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hoàn thành Phiếu học tập: 

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

PHT                                                     

Nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 6.1 trong SGK trang 123. Sau đó sử dụng quả Địa cầu làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hoàn thành Phiếu học tập: 

Đặc điểm chuyển động

Hướng tự quay


Thời gian quay


1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất






- Hướng quay từ Tây sang Đông.

- Thời gian: 24 giờ.





  Do sự vận động tự quay từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất luân phiên có ngày và đêm.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS: 

+ Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1, quan sát Hình 6.1 và thực nghiệm trên quả Địa cầu

+ Hoạt động nhóm: Thảo luận 3 phút để hoàn thành Phiếu học tập.

- GV 

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành thực nghiệm trên quả Địa cầu.


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv: Yêu cầu HS trình bày, nhận xét

- HS

 Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm và trình bày thực nghiệm

Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Nhiệm vụ 2. Hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng quả Địa cầu có đánh dấu 1 điểm A (tượng trưng cho Trái Đất) và đèn pin ( tượng trưng cho Mặt trời) để làm thí nghiệm. Gv yêu cầu Hs hỗ trợ chiếu đèn pin vào quả Địa cầu. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất, dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để Hs quan sát và trả lời câu hỏi.

Đọc nội dung –SGK/T122 và Quan sát thí nghiệm, Hình 6.1       hãy mô tả và chứng minh rằng: sự quay quanh trục làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs:

+ Hoạt động cá nhân (2 phút): Đọc nội dung- SGK trang 122, quan sát thí nghiệm, Hình 6.1

+ Hoạt động cặp đôi: Thảo luận 3 phút để hoàn thành nhiệm vụ

- GV 

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv: Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, tiến hành thực nghiệm trên quả Địa cầu và đèn pin

- HS

+ Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm 

+ Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm:

Mặt Trời phát ra ánh sáng chiếu vào Trái Đất, nhưng do Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Trái Đất có sự tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gọi là hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Hoạt động 2: Giờ trên Trái Đất

a. Mục đích:  Nhận biết giờ địa phương/ giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

b. Nội dung: Đọc nội dung,  quan sát Hình 6.2, H 6.3, H 6.4 phân tích để trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm: Kết quả nhận biết giờ địa phương/ giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu giờ khu vực/ giờ gốc

Bước 1: Hướng dẫn và Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại hướng dẫn học sinh tìm hiểu giờ trên Trái Đất

GV sử dụng quả Địa cầu và Hình 6.2/ SGK trang 124 để giúp Hs hiểu rõ hơn về việc phân chia giờ. Bề mặt Trái Đất được chia thành các khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực có một giờ riêng. Giờ chính xác của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ trung tâm cho cả khu vực đó. Hai khu vực nằm cạnh nhau sẽ chênh nhau một giờ. Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên giờ phía Đông sẽ sớm hơn giờ phía Tây. Các địa điểm nằm trên kinh độ khác nhau thì sẽ có giơ khác nhau. Đó là giờ địa phương

Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Trái Đất quay 1 vòng là 3600 trong thời gian là 24 giờ. Hãy tính xem một khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến.

2. Quan sát H6.2 hãy cho biết khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt.

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

1. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs: Thảo luận theo cặp 5 phút

- GV 

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tính.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv: Yêu cầu HS lên trình bày kết quả  và mô tả trên Hình 6.2, nhận xét

- HS

 + Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm 

 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm

1. Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian 24 giờ. 

Vậy một khu vực giờ rộng: 360 : 24 = 150 kinh tuyến.

2.Khu vực giờ số 0 có điểm đặc biệt là: đây là đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Nhiệm vụ 2: Tính giờ

Gv hướng dẫn Hs cách tính giờ

+ Cách tính giờ:

Công thứcLấy giờ gốc + giờ khu vực cần tính ( phía Đông)

Lấy giờ gốc - giờ khu vực cần tính ( phía Tây)

Lưu ý: Cách tìm giờ gốc

Giờ gốc = Giờ đã cho – Giờ khu vực

Ví dụ: 

Khi Việt Nam là 16 giờ thì Cai- rô (Ai Cập) và New York (Mỹ) là mấy giờ?

HS có thể áp dụng công thức để tính giờ của Cai –rô và New York

+ Giờ gốc: 16 – 7 = 9 giờ

+ Cai -rô có giờ: 9 + 2 = 11 giờ

+ New York  có giờ: 9 -5 = 4 giờ

Chuyển giao nhiệm vụ

1. Quan sát Hình 6.3 cho biết, Hà Nội là 7 giờ thì ở các thành phố Luân – Đôn, Bắc kinh, Tô-ky-ô, Mát-xcơ-va và Niu Y-oóc là mấy giờ?

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

2. Quan sát hình 6.4, hãy giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau?

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

1. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs: Hoạt động cá nhân 2 phút. Thảo luận theo cặp 5 phút

- GV 

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tính.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv: Yêu cầu HS lên trình bày kết quả, nhận xét

- HS

 + Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm 

 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm

1. Khi Hà Nội 7 giờ thì các thành phố sẽ là:

Luân Đôn: 0 giờ

Bắc Kinh: 8 giờ

Tokyo: 9 giờ

Mát-xcơ-va: 3 giờ

Niu Y-óoc: 19 giờ

2.Mỗi đồng hồ ở khách sạn chỉ một giờ khác nhau vì: các đồng hồ trên là đại diện ở các địa điểm có múi giờ khác nhau, nên kim chỉ giờ khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chốt kiến thức ghi bảng và chuyển dẫn sang mục sau.

2. Giờ trên Trái Đất





















































- Bề mặt Trái Đất chia ra làm 24 khu vực giờ.

-  Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.

































Hoạt động 3: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

a. Mục đích:  mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

b. Nội dung: đọc nội dung SGK, quan sát Hình 6.5 mô tả, phân tích để trả lời các câu hỏi

c. Sản phẩm: câu trả lời đúng về sự lệch hướng của các vật khi chuyển động.

Dự kiến sản phẩm

- Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch về bên phải so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch về bên trái so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

d. Tổ chức thực hiện.

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đọc thông tin SGK/T126 và quan sát, phân tích H 6.5 để trả lời câu hỏi:

1. Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng thẳng ban đầu?

2.Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng thẳng ban đầu?

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

-Hs:

+ Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin - SGK trang 126, quan sát Hình 6.5

+ Hoạt động cặp đôi: Thảo luận 3 phút để hoàn thành nhiệm vụ

- GV 

+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 

+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi Hs xác định hướng của Hình 6.5.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv: Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, tiến hành mô tả hướng trên Hình 6.5

- HS

 + Đại diện một cặp báo cáo sản phẩm 

 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: - GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm.

- Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

GV giới thiệu cho Hs biết thêm về ảnh hưởng của lực Cô – ri – ô –lít trên thực tế, đó là làm cho các hiện tượng tự nhiên như gió, dòng biển, đường đạn bay… bị lệch hướng khi chuyển động. Ví dụ, nếu không có lực Cô – ri – ô –lít thì gió Tín phong (loại gió thổi thường xuyên trong vùng nhiệt đới) sẽ di chuyển theo chiều bắc – nam từ chí tuyến Bắc về xích đạo, nhưng trong thực tế, gió có hướng Đông Bắc.


3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Do Trái đất quanh trục nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.



3. Hoạt động: Luyện tập.

a. Mục đích: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học, Hs quan sát bài tập, trao đổi cặp/nhóm và hoàn thành bài tập

c.  Sản phẩm: Tham gia trò chơi/ Đáp án đúng của bài tập.

d. Tổ chức thực hiện.

Nhiệm vụ 1: Trò chơi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành 3 nhóm lớn. Có 9 câu hỏi ngắn, mỗi nhóm bốc 3 câu

- Lượt 1: Nhóm 1 lần lượt đọc các câu hỏi đã bốc thăm cho nhóm 2 trả lời

- Lượt 2: Nhóm 2 lần lượt đọc các câu hỏi đã bốc thăm cho nhóm 3 trả lời

- Lượt 3: Nhóm 3 lần lượt đọc các câu hỏi đã bốc thăm cho nhóm 1 trả lời

STT

Câu hỏi

Đáp án

1

Trái Đất chuyển động theo hướng nào?

Từ Tây sang Đông

2

Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục là bao lâu?

24 giờ

3

Góc nghiêng của Trái Đất khi quay là bao nhiêu?

66033

4

Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu khu vực giờ?

24

5

Việt Nam chủ yếu thuộc múi giờ thứ mấy?

7

6

Nếu Luân Đôn (Anh) là 5 giờ thì ở Việt Nam là mấy giờ?

12 giờ

7

Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn nào?

Grin-uých

8

Ở Bắc bán cầu, các vật khi chuyển động đều lệch về phía bên nào so với hướng ban đầu?

Bên phải

9

Trái Đất có dạng hình gì?

Hình cầu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin và dựa vào kiến thức để trả lời các câu hỏi. Trao đổi kết quả với bạn cùng nhóm, thống nhất đưa ra ý kiến chung

- Gv quan sát, theo dõi và đánh giá thái độ làm việc của HS. Hỗ trợ những Hs gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả của nhóm trước lớp

- Nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Thông qua hoạt động của HS, Gv nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

Nhiệm vụ 2: Bài tập 1,2 /SGK

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: giao bài tập 1 cho Hs

Đọc và thực hiện nhiệm vụ của Bài tập 1/SGK- T126

1.Tại sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

2. Quan sát H 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam?

Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí | Cánh diều

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: Vận dụng kiến thức hiện tượng ngày đêm, giờ khu vực và cách tính giờ để thực hiện nhiệm vụ.

HS: Hs thảo luận cặp ( 3 phút). Giải thích và xác định khu vực giờ, kinh tuyến tại Việt Nam

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. Xác định bài tập 2 trên H6.2

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Bài tập 1

- Trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm do: Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được  Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. 

- Ngày và đêm luân phiên nhau do Trái Đất có sự tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

Bài tập 2

Quan sát hình 6.2, ta thấy:

- Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7.

- Kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam là kinh tuyến 1050.


4.Hoạt động: Vận dụng

a. Mục đích:  Vận dụng kiến thức để giải thích tình huống, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức để giải thích tình huống.

c.  Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh 

d. Tổ chức thực hiện. Thực hiện ở nhà

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri (thủ đô nước Pháp).

Trước khi đi Pa-ri, mẹ giao hẹn với con trai ở Hà Nội là hàng ngày hai mẹ con sẽ nói chuyện qua internet. Tuy nhiên, có một số trở ngại về mặt thời gian: Theo giờ Pa-ri, từ 7 giờ đến 12 giờ mẹ làm việc với đoàn và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy người con không liên lạc được với mẹ.

Tương tự như vậy, theo giờ Hà Nội, từ 7 giờ đến 12 giờ người con đi học và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy, người mẹ không liên lạc được với con.

Theo em, hai mẹ con sẽ chỉ nói chuyện được với nhau trong những khoảng thời gian nào trong ngày (theo giờ Pa-ri và theo giờ Hà Nội)?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hỏi đáp ngắn gọn những điều cần tham khảo

- GV dặn dò Hs tự làm tại nhà, trao đổi kết quả với người thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Trình bày trong tiết học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Đánh giá ý thức thực hiện và kết quả hoạt động của HS.

Gợi ý

Thời gian mẹ và con đều rảnh, có thể nói chuyện được với nhau là: 19 giờ và 20 giờ Hà Nội (13 giờ và 14 giờ Pari).

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: