Giáo án Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu - Cánh diều
Giáo án Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu - Cánh diều
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực
- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế: cập nhật các thông tin về biến đổi khí hậu và liên hệ thực tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên : biến đổi khí hậu, thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.
2. Phẩm chất
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, ảnh video, clip về thiên tai, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên thế giới cũng như ở Việt Nam (nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.. .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập; kết nối kiến thức Hs đã có với kiến thức về biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai; tạo hứng thú cho học sinh.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi 1.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Chuẩn bị video clip về thiên tai ở Việt Nam, yêu cầu HS : Xem video clip sau và cho biết các hiện tượng thiên tai thường xuất phát từ những nguyên nhân nào? Ở địa phương em thường xảy ra các loại thiên tai nào? Em có thể làm gì để giảm bớt tác động của thiên tai?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung .
HS: Trình bày kết quả.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới: Con người đang phải hứng chịu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do chính mình gây ra. Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Vậy biến đổi khí hậu có những biểu hiện như thế nào? Chúng ta cần có các biện pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? Đây chính là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay.
HS: Lắng nghe, vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Biến đổi khí hậu a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về biến đổi khí hậu, chỉ ra được nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu. b. Nội dung: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu. c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: |
||||||||||
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
|||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Yêu cầu HS xem đoạn video và thảo luận nhóm (thời gian: 5 phút) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Thế nào là biến đổi khí hậu ? 2. Nêu những biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu. 3. Liệt kê ít nhất ba nguyên nhân do con người gây ra biến đổi khí hậu. 4. Lấy ví dụ để chứng minh về khí hậu của Trái Đất đang bị biến đổi. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. |
1. Biến đổi khí hậu - Khái niệm: biến đổi khí hậu là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) vượt khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc nhiều hơn. - Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên; các hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan gia tăng. - Hậu quả: Băng ở hai cực tan, nước biển dâng, ngập lụt nhiều vùng đất ven biển, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường… - Nguyên nhân: Con người chặt phá rừng; sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch; gia tăng các khí nhà kính , bụi, …do hoạt động sản xuất. |
|||||||||
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS: Suy nghĩ, trả lời. |
||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày kết quả. GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. |
||||||||||
Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. HS: Lắng nghe, ghi bài. |
||||||||||
Hoạt động 2: Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu a. Mục tiêu: Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. b. Nội dung: Tìm hiểu phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: |
||||||||||
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
|||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Dựa vào thông tin trong bài, em hãy thảo luận cặp (thời gian 3 phút) để trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày khái niệm thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ? - Nơi em ở thường xuất hiện những thiên tai nào ? Kể tên các biện pháp phòng tránh thiên tai ở địa phương em. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. |
2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên có thể gây hậu quả rất lớn đối với môi trường, gây thiệt hại về con người và của cải, vật chất. - Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. - Các giải pháp phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
|
|||||||||
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS: Suy nghĩ, trả lời. |
||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày kết quả. GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. |
||||||||||
Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. HS: Lắng nghe, ghi bài. |
||||||||||
|
|
|
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: 1. Hãy lấy ví dụ để chứng minh khí hậu của Trái Đất đang bị biến đổi.
2. Tại sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic?
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: 1. Hãy nêu một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phòng tránh thiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Hãy đưa ra một thông điệp cho người dân địa phương nơi em cư trú về lối sống thân thiện với môi trường. Giải thích ý nghĩa của thông điệp đó.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.